Một cá nhân ở châu Âu từng sở hữu lãnh thổ châu Phi rộng gấp 80 lần nước Bỉ

Bỉ, quốc gia có diện tích khiêm tốn ở tây bắc châu Âu, từng tham gia cuộc chạy đua xâm chiếm lãnh thổ châu Phi trong giai đoạn cuối thế kỷ 19. Đây là giai đoạn Bỉ chịu ảnh hưởng của vua Leopold II, vị vua được đánh giá là có tham vọng lớn.

Một trong những bức tượng vua Bỉ Leopold II.

Một trong những bức tượng vua Bỉ Leopold II.

Năm 1830, nước Bỉ chính thức xuất hiện trên bản đồ thế giới sau khi tách khỏi Hà Lan. Vua Bỉ Leopold II lên nắm quyền năm 1865, có niềm tin lớn lao rằng sở hữu thuộc địa sẽ giúp quốc gia nâng cao vị thế và tích lũy thêm tài sản.

Những hoạt động được coi là tàn ác, tham lam của vua Leopold II ở Cộng hòa Dân chủ Congo vẫn có ảnh hưởng đến tận ngày nay.

Trong "Cuộc tranh giành Châu Phi" diễn ra trong giai đoạn 1833 - 1914, các nhà thám hiểm châu Âu gặp khó khăn trong việc khám phá vùng lưu vực sông Congo ở miền tây Trung Phi, do khí hậu nhiệt đới, bệnh tật và sự kháng cự của người bản địa.

Khoảng trống của châu Âu ở khu vực này tạo cơ hội để vua Leopold II thành lập Hiệp hội Châu Phi Quốc tế vào năm 1870. Trên danh nghĩa, hiệp hội là tổ chức khoa học và từ thiện nhằm cải thiện đáng kể đời sống của người châu Phi bản địa bằng cách truyền giáo, cung cấp các hệ thống giáo dục và y tế của châu Âu, theo trang mạng ThoughtCo.

Thông qua hiệp hội, vua Leopold II cử nhà thám hiểm Henry Morton Stanley tới vùng lưu vực sông Congo. Stanley đã xây dựng các hiệp ước với các bộ lạc bản địa, thiết lập các căn cứ quân sự và đẩy lùi ảnh hưởng của người theo đạo Hồi ở khu vực.

Thông qua Stanley, vua Leopold II đạt thỏa thuận mua hàng triệu km2 đất ở Trung Phi cho Bỉ. Tuy nhiên, chính phủ Bỉ và đại đa số người dân bày tỏ sự phản đối, không muốn chi số tiền khổng lồ mỗi năm để duy trì kiểm soát thuộc địa xa xôi.

Tại hội nghị ở Berlin vào năm 1884 - 1885, các nước cường quốc châu Âu bày tỏ quan điểm không muốn can dự vào vùng lưu vực sông Congo.

Các yếu tố trên đã khiến vua Leopold II nảy ra ý định táo bạo. Đó là tự kiểm soát vùng lãnh thổ Congo với tư cách cá nhân.

Bỉ chính thức biến Congo trở thành thuộc địa sau khi vua Leopold II chấp nhận từ bỏ quyền sở hữu.

Bỉ chính thức biến Congo trở thành thuộc địa sau khi vua Leopold II chấp nhận từ bỏ quyền sở hữu.

Năm 1885, với sự công nhận từ một số nước châu Âu, vua Bỉ Leopold II tự mình sở hữu và đặt tên cho khu vực này là Nhà nước Tự do Congo. Các cường quốc châu Âu cho rằng, sự hiện diện của Bỉ ở Trung Phi sẽ tạo ra vùng đệm tránh việc các cường quốc đối đầu lẫn nhau.

Vào thời điểm đó, vua Leopold II sở hữu vùng lãnh thổ có diện tích gấp 80 lần diện tích của Bỉ. Vua Leopold II hứa rằng, ông sẽ phát triển vùng đất riêng theo hướng cải thiện cuộc sống của người dân châu Phi bản địa.

Tuy vậy, trước lợi nhuận to lớn mà vùng lãnh thổ khổng lồ có thể đem lại, vua Leopold II nhanh chóng bỏ qua tất cả các định hướng của hội nghị Berlin và bắt đầu khai thác kinh tế, đất đai và tận dụng nguồn lực của cư dân bản địa.

Để có tiền xây dựng cơ sở khai thác ở Congo, vua Leopold II đã vay một khoản tiền lớn từ chính phủ Bỉ. Trong giai đoạn công nghiệp hóa ở châu Âu, các sản phẩm như lốp xe bán rất chạy. Người dân bản địa châu Phi ở Congo do đó bị buộc phải làm việc tại các đồn điền sản xuất cao su. Hoạt động khai thác ngà voi cũng phát triển mạnh.

Để củng cố sự cai trị, vua Leopold II xây dựng một đội quân trung thành và vô cùng tàn bạo, gồm người da trắng và người châu Phi, sẵn sàng sát hại bất cứ ai từ chối lao động để tạo ra giá trị từ các nguồn tài nguyên.

Đội quân của vua Leopold II đốt phá làng mạc, tăng cường khai thác đất nông nghiệp và rừng nhiệt đới ở châu Phi cho đến khi đạt được hạn ngạch về cao su và khoáng sản. Dân số bản địa ở Congo giai đoạn này được cho là đã giảm đi 1,5 triệu người, tương ứng khoảng 10% dân số. Ngược lại, vua Leopold II thu được lợi nhuận khổng lồ, xây dựng những cung điện xa hoa ở Bỉ.

Tình cảnh người dân Congo vào năm 1899.

Tình cảnh người dân Congo vào năm 1899.

Đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu bày tỏ quan ngại về những gì diễn ra ở Congo. Khi mọi chuyện bị phanh phui, chính phủ Bỉ ra tối hậu thư, buộc vua Leopold II phải từ bỏ quyền sở hữu Congo với tư cách là tài sản cá nhân. Vua Leopold II đã giao lại Congo cho chính phủ Bỉ vào năm 1908.

Chính phủ Bỉ sau đó đổi tên vùng lãnh thổ này thành "Congo Bỉ", chính thức biến vùng lãnh thổ châu Phi trở thành thuộc địa. Dưới sự cai trị của chính phủ Bỉ, người dân Congo được tiếp cận hệ thống y tế, giáo dục châu Âu và có thêm các cơ sở hạ tầng được xây dựng. Nhưng Bỉ vẫn tích cực khai thác các nguồn tài nguyên ở Congo như vàng, đồng và kim cương.

Ngày 17/12/1909, một năm sau khi từ bỏ Congo, vua Leopold II qua đời ở tuổi 74. Đám tang của ông bị đám đông người dân la ó, thể hiện sự phản đối sau những bê bối bị phanh phui ở châu Phi.

Vua Leopold II nắm quyền trong 44 năm và đến nay vẫn là vị vua tại vị lâu nhẩt trong lịch sử Bỉ. Ông được an táng trong căn hầm hoàng gia tại Nhà thờ Đức Bà Laeken, vùng thủ đô Brussels, Bỉ.

Vua Philippe của Bỉ năm 2022 có chuyến thăm lịch sử 6 ngày tới Congo.

Vua Philippe của Bỉ năm 2022 có chuyến thăm lịch sử 6 ngày tới Congo.

Trong giai đoạn những năm 1950, làn sóng đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi phát triển mạnh. Người Congo khi đó có quyền đi bầu cử, quyền sở hữu nhà ở, bắt đầu đòi quyền độc lập.

Bỉ muốn từng bước trao quyền độc lập cho Congo trong 30 năm. Nhưng trước sức ép của cộng đồng quốc tế, Bỉ đã chính thức trao trả độc lập cho Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) vào ngày 30/6/1960. Ngày nay, Congo là quốc gia có diện tích lớn thứ hai ở châu Phi với số dân hơn 100 triệu người.

Tháng 6/2022, vua Philippe của Bỉ có chuyến thăm kéo dài 6 ngày tới Congo. Phát biểu tại Quốc hội Congo khi đó, vua Bỉ "lấy làm tiếc sâu sắc" vì những hành động tàn bạo do hoàng gia gây ra trong quá khứ. Nhưng nhà vua từ chối gửi lời xin lỗi chính thức vì đây có thể là cơ sở để chính phủ Congo đòi bồi thường về vật chất.

________________________________

Ít ai biết rằng châu Âu dù thống nhất trong việc phân chia thuộc địa ở châu Phi nhưng cũng có lúc 2 cường quốc châu Âu "hục hặc"  với nhau. Mời độc giả đón đọc bài kỳ 3 xuất bản 19h ngày 18/9 để cùng tìm hiểu về sự kiện này.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia châu Phi duy nhất không trở thành thuộc địa nhờ đánh bại cường quốc châu Âu

Ở thời đại mà các cường quốc châu Âu đua nhau xâm chiếm châu Phi, có một quốc gia hiếm hoi đánh bại quân đội một nước châu Âu, khiến người châu Âu phải nhìn bằng con...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Châu Âu xâm chiến thuộc địa ở châu Phi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN