NATO "can dự" vào xung đột ở Ukraine và viễn cảnh khó lường

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 23

NATO hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga trên cơ sở đảm bảo an ninh cho các nước thành viên ở sườn đông. Nhưng khi tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát, NATO đang có dấu hiệu có thể can dự trực tiếp.

NATO coi hỗ trợ Ukraine trong xung đột với Nga giúp đảm bảo an ninh cho các nước thành viên trong liên minh.

NATO coi hỗ trợ Ukraine trong xung đột với Nga giúp đảm bảo an ninh cho các nước thành viên trong liên minh.

Trong 75 năm kể từ khi thành lập, các nước thành viên NATO đã kích hoạt Điều 4 vài lần. Điều 4 của NATO là một cơ chế được kích hoạt trong trường hợp một thành viên NATO cảm thấy bị đe dọa. Điều 4 thường được coi là điểm khởi đầu cho các hoạt động quy mô lớn của NATO và do đó chỉ được kích hoạt trong tình huống khẩn cấp.

Lần gần nhất là vào ngày 24/2/2022, thời điểm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. 8 quốc gia thành viên NATO gồm Bulgaria, CH Czech, Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Romania và Slovakia kích hoạt Điều 4. Quyết định này đã dẫn đến "sự can dự" của NATO trong xung đột ở Ukraine.

Các quan chức NATO vẫn tuyên bố rằng, liên minh này không phải là một bên tham gia cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, ngày 26/2/2023, Tổng thống Nga Putin cáo buộc, các thành viên NATO đã can dự vào chiến sự Ukraine bằng việc gửi vũ khí cho Kiev. Nga thường xuyên nhắc lại quan điểm này và cho rằng NATO đang ngày càng can thiệp sâu hơn vào cuộc xung đột.

Vai trò của NATO trong xung đột ở Ukraine

Khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập vào năm 1949, các quốc gia sáng lập bao gồm Mỹ đã thiết lập cơ chế để đối phó trường hợp Liên Xô tấn công châu Âu. Tuy vậy, Điều 4 cũng giống Điều 5, chưa từng được NATO kích hoạt trong Chiến tranh Lạnh.

Điều 4 lần đầu được Thổ Nhĩ Kỳ kích hoạt vào năm 2003 do chiến tranh Iraq nổ ra. NATO đã phản ứng bằng cách bố trí các tổ hợp tên lửa Patriot, huy động máy bay cảnh báo sớm tuần tra nhằm đảo bảo an ninh biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Kể từ đó, Điều 4 được các nước thành viên NATO kích hoạt 7 lần, riêng Thổ Nhĩ Kỳ kích hoạt 5 lần, Ba Lan kích hoạt một lần sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.

Bản đồ các quốc gia thành viên NATO ở châu Âu và Ukraine, Nga.

Bản đồ các quốc gia thành viên NATO ở châu Âu và Ukraine, Nga.

Trong lần gần nhất kích hoạt Điều 4, NATO không đưa ra bất kỳ quyết định mang tính trực tiếp nào liên quan cuộc xung đột ở Ukraine. Nhưng điều này không có nghĩa là NATO không phản ứng.

NATO đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến bất thường vào ngày 25/2/2022, một ngày sau khi xung đột nổ ra. Các nước thành viên NATO nhất trí kích hoạt Lực lượng Phản ứng Nhanh (NRF) với quy mô quân số khoảng 40.000 người. NRF được NATO xây dựng từ năm 2003 nhưng chưa từng được kích hoạt cho mục đích quân sự.

Ngoài ra, NATO cũng xây dựng kế hoạch phòng thủ chung, bổ sung binh sĩ tới sườn phía đông, nhiều nước NATO củng cố năng lực sẵn sàng chiến đấu.

Ý nghĩa của việc kích hoạt Điều 4 là đưa xung đột ở Ukraine trở thành ưu tiên giải quyết hàng đầu của NATO và các quyết sách đưa ra có hiệu lực ngay lập tức, theo tờ Conversation.

Kể từ đó, Mỹ và các nước thành viên NATO đã đẩy mạnh hỗ trợ quân sự, giúp Ukraine đối phó chiến dịch của Nga. Trong hai năm diễn ra xung đột ở Ukraine, Mỹ - quốc gia lãnh đạo NATO, đã hỗ trợ Ukraine 113 tỷ USD dưới dạng cung cấp vũ khí, hỗ trợ tài chính. Trong khi đó, các nước đồng minh khác trong NATO đóng góp hơn 100 tỷ USD cho Ukraine. Sự hỗ trợ quân sự của NATO chiếm 99% tổng mức hỗ trợ mà Ukraine nhận được trên thế giới, liên minh cho biết.

Vũ khí do Mỹ và NATO cung cấp cho Ukraine chiếm 99% số vũ khí Kiev được hỗ trợ từ bên ngoài.

Vũ khí do Mỹ và NATO cung cấp cho Ukraine chiếm 99% số vũ khí Kiev được hỗ trợ từ bên ngoài.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ to lớn của NATO đến nay chưa thể giúp Ukraine chiếm ưu thế trong xung đột. Cuộc phản công không đạt kì vọng của Ukraine năm 2023 và việc Mỹ đã không phê duyệt ngân sách hỗ trợ mới cho Ukraine kể từ tháng 10/2023 đã khiến những cam kết của NATO lung lay.

Nguy cơ xung đột Nga - NATO

Đầu tháng 3/2024, một đoạn ghi âm dài 38 phút bị rò rỉ tiết lộ cuộc trao đổi giữa Tư lệnh không quân Đức và các sĩ quan dưới quyền. Cuộc trao đổi mô tả khả năng Đức cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus để Ukraine tấn công cầu Crimea.

Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trong một cuộc họp bàn về hỗ trợ Kiev, rằng "Phương Tây (NATO) không loại trừ khả năng đưa quân đến Ukraine".

Theo báo Anh Guardian, đây là các dấu hiệu cho thấy, khi mọi chuyện đang không diễn ra đúng hướng ở Ukraine, NATO đang ngày càng tỏ ra mạo hiểm hơn. Những cam kết ban đầu về việc không can dự trực tiếp hay không leo thang xung đột của NATO đang suy yếu.

Những diễn biến này phần nào củng cố tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin, rằng xung đột ở Ukraine thực chất là cuộc chiến giữa Nga và phương Tây (NATO), trong đó Kiev chỉ là bên ủy nhiệm.

Mục tiêu chính của NATO ở Ukraine là giúp ngăn chặn Nga thay đổi bộ máy lãnh đạo ở Kiev. Tháng 2/2024, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tin rằng Nga có thể cần tiến vào thủ đô Kiev của Ukraine để đạt được các mục tiêu trong chiến dịch quân sự đặc biệt. 

"Chúng tôi còn rất nhiều việc để làm. Kiev vẫn có thể là mục tiêu. Nếu không phải bây giờ thì là sau này, có thể là trong một giai đoạn khác của cuộc xung đột", ông Medvedev nói, theo hãng thông tấn Nga TASS.

NATO cơ bản đạt được mục tiêu này trong vài tháng khi giúp Kiev trụ vững trước đợt tiến công giai đoạn một của Nga. Vấn đề là Nga sau đó đã đề ra các chiến lược mới và khẳng định sẽ quyết tâm theo đuổi chiến dịch quân sự đến cùng.

Khi cuộc xung đột ở Ukraine có dấu hiệu đảo chiều theo hướng có lợi cho Nga, NATO tỏ ra bối rối. Đây là thời điểm mà các toan tính đang vượt khỏi tầm kiểm soát, báo Anh nhận định.

Với những gì đang diễn ra, có thể nói rằng Ukraine khó có thể giành chiến thắng.  Điều đó có nghĩa là đến một lúc nào đó, những nghi ngờ sẽ nảy sinh trong nội bộ NATO. 

Binh sĩ Ukraine chiến đấu trong xung đột với Nga.

Binh sĩ Ukraine chiến đấu trong xung đột với Nga.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg gần đây nói "NATO cần phải đi đúng hướng trong vấn đề Ukraine" mà không nói rõ cụ thể là hướng nào.

Các tướng lĩnh Đức có thể sẵn sàng leo thang căng thẳng, nhưng Thủ tướng Olaf Scholz từ lâu vẫn tỏ ra thận trọng. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Washington và các đồng minh sẽ tiếp tục hỗ trợ Kiev để đảm bảo cuộc xung đột ở Ukraine sẽ trở thành "thất bại chiến lược của Nga".

Theo Guardian, Nga đã chứng minh năng lực và sự sẵn sàng cho một cuộc xung đột lâu dài. Xung đột càng kéo dài, Ukraine càng chịu tổn thất to lớn.

Thay vì sớm đạt thỏa thuận với Nga vào năm 2022, Ukraine nghe theo NATO để quyết tâm chiến đấu, ngày càng trở thành lực lượng đánh thuê cho những tham vọng kiểu Chiến tranh Lạnh của các tướng lĩnh NATO.

Báo Anh cho rằng, NATO không có lợi ích gì trong việc leo thang xung đột ở Ukraine. NATO không được hưởng lợi nếu Ukraine có thể đẩy lùi Nga khỏi các vùng lãnh thổ vốn có đông cộng đồng người nói tiếng Nga sinh sống như ở vùng Donbass và bán đảo Crimea. NATO chỉ có lợi ích trong việc sớm tìm kiếm giải pháp hòa bình để bắt đầu hỗ trợ tái thiết Ukraine.

Các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và NATO cùng đối tác áp đặt về cơ bản đã thất bại, theo Guardian. Không những trừng phạt không khiến Nga ngừng xung đột mà điều này còn làm gián đoạn thương mại toàn cầu. Năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga dự kiến còn vượt nước thành viên NATO như Anh.

Có thể nói, một loạt các cuộc can thiệp quân sự thất bại trong những thập kỷ gần đây có lẽ vẫn chưa khiến NATO tỉnh ngộ, Guadian kết luận.

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 23

Năm 2011, NATO từng can thiệp dẫn đến sự thay đổi chế độ ở một quốc gia có chủ quyền.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Những lần NATO can thiệp và hệ quả Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN