Chiến dịch can thiệp quân sự vượt ra ngoài phạm vi phòng thủ của NATO

Năm 2011, NATO từng can thiệp dẫn đến sự thay đổi chế độ ở một quốc gia có chủ quyền.

NATO can thiệp ở Libya bằng cách thiết lập vùng cấm bay, hỗ trợ phe nổi dậy lật đổ chính phủ.

NATO can thiệp ở Libya bằng cách thiết lập vùng cấm bay, hỗ trợ phe nổi dậy lật đổ chính phủ.

Năm 2011, sau các cuộc nổi dậy ở Ai Cập và Tunisia, nhà lãnh đạoMuammar Gaddafi ở Libya cũng phải đối mặt với tình hình tương tự. Sau một tuần xảy ra bạo loạn, ông Gaddafi đã thề sẽ "xới tung từng căn nhà, từng tấc đất để truy lùng những kẻ nổi loạn".

Tuyên bố cứng rắn cùng nguy cơ dân thường bị tàn sát ở Libya đã khiến Liên Hợp Quốc lên tiếng quan ngại. Liên minh quân sự NATO sau đó  phát động chiến dịch quân sự với mục đích nhằm "thực thi lệnh cấm vận vũ khí, duy trì vùng cấm bay và bảo vệ dân thường và các khu dân cư".

Đây là bằng chứng ban đầu cho thấy NATO dường như thực sự muốn bảo vệ dân thường ở Libya. Tuy nhiên, quá trình và kết quả của sự can thiệp lại hoàn toàn trái ngược, trang E-International Relations cho biết.

Đoàn xe trung thành với lãnh đạo Libya Muammar Qaddafi bị trúng bom của chiến đấu cơ NATO vào ngày 20/3/2011.

Đoàn xe trung thành với lãnh đạo Libya Muammar Qaddafi bị trúng bom của chiến đấu cơ NATO vào ngày 20/3/2011.

Đêm ngày 19/3/2011, một ngày sau khi Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết áp đặt vùng cấm bay tại Libya, liên quân Mỹ, Anh, Pháp phát động Chiến dịch Bình minh Odyssey (Operation Odyssey Dawn) nhằm tấn công Libya. Một số quốc gia thành viên NATO khác đóng vai trò hỗ trợ nhưng không tham chiến.

Theo trang E-International Relations, NATO viện cớ quân đội Libya nổ súng vào đám đông dân thường để hành động. Nhưng trong suốt toàn bộ cuộc can thiệp, NATO dường như đã quên trách nhiệm bảo vệ dân thường.

Sau chưa đầy 10 ngày kể từ khi NATO can thiệp, ước tính có khoảng 600 người Libya thiệt mạng và bị thương do trúng đòn không kích. Khoảng 350.000 người buộc phải rời nhà cửa sơ tán. Đây là tổn thất và thiệt hại về người tương đương suốt một tháng nổ ra bạo loạn.

NATO cũng bị cáo buộc làm ngơ để phe nổi dậy tra tấn, sát hại người dân Libya chỉ vì màu da. "Tôi có da sẫm màu và lực lượng nổi dậy ngay lập tức nghĩ tôi đứng về phía nhà lãnh đạo Gaddafi. Tôi nghĩ phe nổi dậy cũng tàn bạo không khác gì chính phủ Libya", một nhân chứng kể lại.

Báo cáo của Liên Hợp Quốc chỉ ra rằng, phe nổi dậy từng càn quét các ngôi làng có người Libya da màu sinh sống, gây ra các tội ác chiến tranh.

Tuy nhiên, NATO tỏ ra làm ngơ. Dưới sự hậu thuẫn tích cực của NATO, phe nổi dậy tạo đà tiến công, tiến về thành trì của Gaddafi ở thủ đô Tripoli.

Ngày 23/8/2011, lực lượng đối lập tại Libya tuyên bố chiến thắng sau khi giành quyền kiểm soát hoàn toàn khu dinh thự Bab Al-Aziziyah và các trung tâm đầu não khác của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi ở thủ đô Tripoli. Sau hơn 5 tháng NATO tiến hành chiến dịch không kích Libya, phe nổi dậy đã kiểm soát hoàn toàn Libya. 

Các quốc gia thành viên NATO và đối tác tham gia lập vùng cấm bay ở Libya.

Các quốc gia thành viên NATO và đối tác tham gia lập vùng cấm bay ở Libya.

Tờ New York Times từng dẫn lời một quan chức phụ trách xây dựng chiến lược của Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Hillary Clinton, rằng "Mỹ không cố gắng bảo vệ dân thường bên phía chính phủ Libya".

Khi được hỏi về việc liệu Mỹ có bằng chứng về việc quân đội Libya nổ súng nhằm vào dân thường hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Robert Gates nói: "Chúng tôi có báo cáo về vấn đề đó nhưng không có bằng chứng cụ thể".

Theo trang E-International Relations, đây là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá lý do tại sao NATO quyết định can thiệp vào Libya. Dường như đã có sự cường điệu từ truyền thông phương Tây khi đưa tin về việc chính phủ Libya đàn áp phong trào nổi dậy.

Mặc dù NATO có thể đặt ra mục tiêu ban đầu là bảo vệ dân thường, nhưng có các bằng chứng cho thấy rằng sự can thiệp này tập trung vào việc thay đổi chế độ, vượt ra ngoài phạm vi phòng thủ của liên minh. Điều này được thể hiện thông qua một số hành động quân sự mà NATO thực hiện.

Ví dụ như cuộc ném bom nhằm vào một vị trí của quân đội Libya ở quê nhà của ông Gaddafi. Đây được xem là hành động quá mức và không cần thiết vì người dân địa phương sống ở đó đều là những người ủng hộ chính quyền Gaddafi. Theo trang E-International Relations, NATO dường như muốn làm suy yếu quân đội Libya hơn là bảo vệ dân thường, những người có thể mất mạng do tình cờ đi vào vùng không kích.

Tờ New York Times dẫn lời Khalid Kaim, Thứ trưởng Quốc phòng Libya khi đó, cho biết NATO sẵn sàng tấn công các lực lượng chính phủ không tham gia chiến đấu. "Mỹ và phương Tây đang thực hiện nhiệm vụ yểm trợ không kích cho phe nổi dậy thay vì bảo vệ dân thường", ông Kaim nói.

Quy mô chiến dịch của NATO ở Libya cũng bị đặt dấu hỏi. Theo báo cáo của NATO, các chiến đấu cơ đã thực hiện 26.323 lần xuất kích, bao gồm 9.658 đợt không kích, tương đương 150 đợt không kích mỗi ngày. NATO thừa nhận có hàng trăm hoặc thậm chí là hàng ngàn dân thường thiệt mạng trong các đợt không kích này.

Người dân Libya giơ biểu ngữ phản đối sự can thiệp của nước ngoài.

Người dân Libya giơ biểu ngữ phản đối sự can thiệp của nước ngoài.

Một dấu hiệu khác là việc NATO quan tâm đến chuyện loại bỏ nhà lãnh đạo Gaddafi, thông qua việc huấn luyện, cung cấp thông tin tình báo cho phe nổi dậy.

Sau khi cuộc can thiệp quân sự kết thúc, có các báo cáo về việc "NATO cung cấp vũ khí, thông tin tình báo, cố vấn để đảm bảo phe nổi dậy lật đổ chính quyền Gaddafi thành công".

Theo trang E-International Relations, trong suốt cuộc can thiệp quân sự, NATO cũng là bên đã thúc đẩy phe ly khai tấn công quân đội chính phủ và từ chối mọi đề nghị đàm phán hòa bình mà chính quyền Gaddafiđưa ra.

"Đề xuất ngừng xung đột và thúc đẩy đàm phán hòa bình bị cản trở bởi chính các nước thành viên NATO", một nhà ngoại giao Brazil giấu tên nói khi đó.

Liên minh châu Phi từng đề xuất kế hoạch năm điểm gồm các điều khoản như "ngừng bắn ngay lập tức, thúc đẩy đàm phán, chấm dứt chiến dịch ném bom của NATO". Chính quyền Gaddafi bày tỏ sự ủng hộ nhưng phe nổi dậy thì không. Mặc dù ngừng bắn giúp giảm thiểu thương vong cho dân thường nhưng NATO đã không chấp nhận.

Theo trang E-International Relations, lý do mà NATO quyết tâm thay đổi chế độ ở Libya là nhằm phục vụ lợi ích của Mỹ. Ở thời điểm đó, Mỹ có mâu thuẫn sâu sắc với chính quyền Gaddafi và lo ngại ảnh hưởng sâu rộng của Gaddafi ở châu Phi thông qua dầu mỏ.

Trước khi NATO can thiệp, Libya sản xuất khoảng 1,6 triệu thùng dầu/ngày và được coi là quốc gia có trữ lượng dầu "lớn nhất châu Phi".

NATO rời đi cũng để lại một Libya chìm trong hỗn loạn và nội chiến, trái ngược với tuyên bố ban đầu là nhằm bảo vệ người dân của quốc gia này.

Tính đến đầu năm 2024, Tuy không còn xảy ra giao tranh ở Libya, nhưng việc các phe phái chia nhau cát cứ khiến quốc gia này chưa thể quay lại thời kỳ ổn định và thống nhất.

Có thể nói, nếu mục đích can thiệp ở Libya là nhằm lật đổ Gaddafi thì NATO đã đạt mục tiêu. Nhưng những tuyên bố và hành động không thống nhất của NATO trong suốt chiến dịch có thể đã tạo ra một tiền lệ nguy hiểm khi giải quyết xung đột.

Theo trang E-International Relations, NATO can thiệp quân sự ở Libya bằng cách mập mờ giữa mục tiêu bảo vệ tính mạng dân thường và thay đổi chế độ ở một quốc gia có chủ quyền. Bảo vệ tính mạng dân thường là nhiệm vụ được cộng đồng quốc tế hoan nghênh nhưng thay đổi chế độ ở quốc gia khác được coi là hành động không phù hợp với vai trò của NATO.

_______________________________

Điều gì dẫn đến quyết định của NATO về việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine? Nga chiếm ưu thế trên chiến trường khiến NATO phản ứng ra sao? Mời độc giả đón đọc bài kỳ 3 xuất bản 12h ngày 18/3

Vài tuần sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ, liên minh quân sự NATO đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt có ảnh hưởng đến tương lai của liên minh trong hơn hai thập kỷ về sau. Đó là lần đầu tiên NATO kích hoạt cơ chế mạnh mẽ nhất: Điều khoản số 5.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Những lần NATO can thiệp và hệ quả Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN