Tennis: Thuận tay bóng bạt của Tsonga
Rất mềm mại trong động tác nên cú đánh rất nặng, chìa khóa lối chơi của Tsonga là cú đánh thuận tay.
1. Anh di chuyển nhẹ nhàng dù thân hình khá đồ sộ, nên chuẩn bị được sớm cho cú đánh của mình. Sự thăng bằng là nền tảng để anh mở vợt kèm theo xoay vai. Tsonga cầm vợt số 3,5 (semi-western), vừa đủ để anh tạo ra các cú bóng bạt có xoáy. Nhưng kỹ thuật then chốt giúp Tsonga có cú đánh có đủ độ xoáy khi cần đó là việc anh nhấc cán vợt lên cao hơn vai khi mở vợt ra phía sau (backswing), rồi đưa vợt xuống cho tới tầm cao tiếp bóng, tạo thành một vòng nhỏ. Lòng bàn tay cầm vợt của Tsonga hướng xuống mặt sân, giúp cho cơ khớp nối được thả lỏng để mở vợt êm ái hơn.
Kỹ thuật forehand bóng bạt của Tsonga
2. Khi Tsonga chuẩn bị tiếp vợt, chân anh mở rộng, trọng tâm hạ xuống và chân bật lên khi đánh bóng. Tsonga có thân trên lớn, rất mạnh, anh thường xoay thân trên nhiều hơn so với hông, đôi khi là nhiều hơn 20 độ.
3. Khi vợt bắt đầu hướng về phía trước, sức mạnh của Tsonga được bung ra khi anh rướn thân trên. Gót chân phải của Tsonga nhấc lên cao so với mặt sân, trọng lượng cơ thể được nâng lên. Tay trái (tay không cầm vợt) của Tsonga băt đầu co hơi sát với thân người, sự gọn gàng này giúp anh xoay cơ thể nhanh hơn là duỗi thẳng tay.
1 2 3
4. Ở thời điểm trước khi vợt tiếp bóng, Tsonga ở tư thế hoàn hảo. Thân của Tsong duỗi gần như hết và hướng về phía lưới. Chân phải của Tsonga ở lúc trước đã bật lên giờ có mũi chân chỉ xuống. Lúc này thì sức mạnh của cả cơ thể dồn vào cánh tay vầm vợt, xoay nhanh mà mềm mại tới hướng bóng.
5. Tsonga tăng tốc đầu vợt khi cả cơ thể đã ở trên cao. Chú ý là Tsonga chỉ hạ vợt thấp hơn so với tầm cao của bóng một chút, vì anh thiên về bóng bạt. Điểm khác nữa là khuỷu tay của Tsonga mở rộng ra, cánh xa thân, và chỉ ra phía trước, cho thấy vợt đi theo đường bóng vừa đánh ra rồi mới quấn quanh người (hoặc vắt lên vai) ở giai đoạn vợt theo bóng (follow through). Chân trái của Tsonga và cơ thể lao lên phía trước (theo hướng vào trong sân), chân trái hơi đẩy về phía sau để tạo thăng bằng.
6. Tsonga kết thúc cú đánh theo đúng chuẩn mực của tennis hiện đại. Trọng lượng cơ thể dồn cả vào chân trước (trái). Tsonga không vắt vợt lên vai mà vòng qua người ở tầm dưới vai. Điểm đáng kể là ngay khi kết thúc cú thuận tay thì Tsonga đã chuẩn bị được cho cú đánh tiếp theo nhờ sự thăng bằng, đà hướng tới phía trước, hơi lệch sang trái để về vị trí giữa sân. Rất thường xuyên chúng ta thấy cú thuận tay sau của Tsonga còn mạnh hơn cả cú thuận tay trước trong một seri đòn.
4 5 6
Nguy hiểm thì nhiều rủi ro Tsonga chủ yếu dùng thế chân mở (semi-open hoặc open stance), ngay cả trong những cú đánh dọc dây thì anh cũng ít khi đánh thế chân trung hòa (neutral stance) khi thực hiện các cú thuận tay. Chính bởi đặc điểm này mà các đối thủ của Tsonga rất khó đoán được hướng bóng của anh, kể cả một người tinh tường cỡ Federer. Tuy nhiên, mặt trái của đặc điểm này là tỉ lệ bóng hỏng khá nhiều, thường đi ra ngoài, nhất là với tay vợt có tâm lý đánh "gắt" như Tsonga. Còn ở điểm tiếp bóng, vợt của Tsonga rất vuông. Chúng ta có thể cảm tưởng rằng nếu như quả bóng là một bức tường thẳng đứng, thì cả mặt vợt của Tsonga sẽ ốp thẳng vào đó và in dấu nguyên hình mặt vợt trên đó. Sau khi vỗ vào bóng, anh mới vuốt vợt từ mặt sau của quả bóng lên đỉnh của quả bóng. Tsonga cũng đánh bóng rất sớm, ở phía trước người. Nhờ đó mà lực đánh của Tsonga mạnh, góc đánh cũng đa dạng, và nó giảm thiểu những nguy cơ bị chấn thương khuỷu tay và cổ tay. Trong số các tay vợt hàng đầu, thì cú thuận tay của Tsonga là một trong số ít mà người mới tập chơi hay đã chơi thuần thục đều có thể mô phỏng theo và tập để có thể có một cú thuận tay ưng ý. |