Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
2
S. Errani & J. Paolini
1
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
0
Barbora Krejcikova
2
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
0
Zizou Bergs
2
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
2
Lorenzo Sonego
0
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
0
Coco Gauff
2
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
2
Richard Gasquet
1
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
0
Benjamin Bonzi
2

Federer, Djokovic & cú bỏ nhỏ của những thiên tài

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 512Kỳ mới nhất

Hai trong số ít những tay vợt xuất sắc nhất của tennis đương đại, Federer và Djokovic, chơi với những cú bỏ nhỏ giống như một thú tiêu khiển nhưng thực tế lại là sự kết hợp mẫu mực giữa trí não và những kỹ năng mang tính thiên bẩm. Và điều lý thú, với tính cách, phong cách chơi khác nhau, nên cách thi triển cú bỏ nhỏ của họ cũng khác nhau.

Djokovic: Ai cũng biết mà vẫn ngỡ ngàng

90% những cú bỏ nhỏ của Djokovic là từ phía trái tay để tận dụng ưu thế từ việc anh thực hiện cú trái hai tay mà tay phải cầm ở cuối đốc vợt ở tư thế continental (số 2). Cầm vợt số 2 cũng là cách cầm duy nhất để thực hiện cú bỏ nhỏ dù bạn bỏ nhỏ trái tay hay thuận tay. Nó giống như khi bạn thực hiện một cú cắt bóng.

Như hầu hết các tay vợt khác, để tạo bất ngờ cho cú bỏ nhỏ, Djokovic bắt đầu cú đánh với động tác của một cú trái hai tay,  cả hai tay cùng nắm lấy cán vợt và mở ra phía sau. Khi kết thúc giai đoạn vung ra sau và đưa vợt lên  phía  trước,  Djokovic buông tay trái và tay phải cầm chặt cán vợt. Djokovic luôn chỉ buông tay trái ở thời điểm cuối cùng để tạo nên một động tác giả sao cho “thật” nhất có thể để đánh lừa đối phương.

Federer, Djokovic & cú bỏ nhỏ của những thiên tài - 1

Djokovic thường có những cú bỏ nhỏ trái tay bất ngờ

Một nguyên tắc mà Djokovic cũng luôn thực hiện là đầu vợt ngẩng cao khi chuẩn bị và khi tiếp xúc bóng. Cánh tay và cán vợt của Djokovic tạo thành một chữ V. Điểm tiếp xúc của mặt vợt với trái bóng là ở dưới của trái bóng tạo ra underspin (xoáy theo chiều ngược lại với cú topspin).

Lực đánh của cú bỏ nhỏ trái tay của Djokovic không xuất phát từ việc anh xoay hông (hầu như không xoay) mà chủ yếu từ việc dồn trọng lượng cơ thể từ phía sau ra phía trước , từ trọng tâm chia đều được chuyển lên hết chân phải.

Động tác vợt theo bóng cũng rất quan trọng, Djokovic không đưa vợt đi theo bóng về phía trước mà vợt của anh được kéo ngang người, để giảm độ dài của quãng đường bóng bay, tạo thêm độ xoáy.

Cũng khoảng 90% những cú bỏ nhỏ của Djokovic là đi dọc dây, tức là nếu như anh đứng sát đường dây bên ngoài của ô điểm lẻ thì điểm đến của cú đánh thường sẽ nằm ở sát lưới và dây đó. Dù cho cú bỏ nhỏ dọc dây sẽ gặp trở ngại là lưới cao hơn ở phần giữa sân, nhưng quãng đường bóng đi sẽ ngắn hơn, đối thủ khó di chuyển lên kịp.

Federer: Biến ảo khôn lường

Federer có xu hướng sử dụng cú bỏ nhỏ thuận tay nhiều hơn một chút so với cú bỏ nhỏ trái tay, dù cho thống kê thấy rằng các tay vợt chơi cú trái một tay bỏ nhỏ trái nhiều hơn. Trước kia, Federer bỏ nhỏ thuận tay ít hơn vì kỹ năng dứt điểm thuận tay khi ở trong sân của anh thực sự hoàn hảo.

Federer, Djokovic & cú bỏ nhỏ của những thiên tài - 2

Federer bỏ nhỏ đa dạng ở những góc đánh khác nhau

Khi thực hiện kỹ thuật này, Federer đều phải xoay vợt, dù trái hay phải. Nhưng anh không mất nhiều thời gian hay quá vướng víu khi đổi tay cầm vợt từ thế semi-western (thuận tay) hay eastern (trái tay). Tay trái của Federer gá nhẹ lên phần nối cán vợt với đầu vợt xoay nhẹ cây vợt trước khi tay phải nắm chặt cán vợt hơn. Đầu vợt của Federer cũng ngẩng cao, cả vợt và cánh tay cùng tạo ra chữ V.

Ở giai đoạn tiếp xúc bóng và vợt theo bóng, Federer sử dụng lực cánh tay nhiều hơn, và ngoáy đầu vợt để tạo xoáy và tốc độ cú đánh, chính bởi vậy bóng thường đi ngang sau khi chạm mặt sân, vượt khỏi tầm với của đối thủ.

Federer cũng đa dạng hơn Djokovic ở góc đánh, anh không chỉ giới hạn với các cú dọc dây mà thường tung ra những cú bỏ nhỏ chéo sân, đặc biệt là khi anh di chuyển với động tác giả của một cú né trái đánh phải (inside out forehand).

Những cú bỏ nhỏ khôn lường của Federer trong trận đấu với Del Potro tại Roland Garros 2009

Những nguyên tắc khi bỏ nhỏ

Dù Djokovic và Federer thực hiện cú bỏ nhỏ có nhiều nét khác biệt, nhưng họ đều tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của cú đánh này. Nếu bạn muốn có một cú bỏ nhỏ để sử dụng bên cạnh kho vũ khí đã tương đối hoàn chỉnh của mình, cũng sẽ không thể phá cách:

Chỉ thực hiện cú bỏ nhỏ khi bạn đang ở trong sân, vị trí tối ưu là ở giữa vạch cuối sân và vạch giao bóng.

Chỉ thực hiện khi đối phương lùi sâu ở dưới sân, đứng cách xa so với đường cuối sân.

Federer, Djokovic & cú bỏ nhỏ của những thiên tài - 3

Bỏ nhỏ là cuộc chơi của tính bất ngờ, thế nên ngoài việc có động tác giả khéo léo, thì bạn cũng không nên sử dụng cú bỏ nhỏ quá thường xuyên trong một trận đấu, tránh đối phương hình thành thói quen đề phòng.

Bạn không thể bỏ nhỏ với phương châm chỉ cần thực hiện nhẹ hơn so với quả cắt thông thường, mà đường bóng đi ngắn hơn phải nằm ở độ xoáy và cách tiếp bóng cũng như giai đoạn vợt theo bóng. Bỏ nhỏ càng siết, bóng đi càng nhanh và càng khó chống đỡ.

Các động tác mở vợt ra phía sau cần được thu gọn tối đa để đối phương khó phán đoán.

Bạn chỉ nên bỏ nhỏ chéo sân khi đối phương đứng rất xa so với vạch cuối sân.

Bạn không được rời mắt khỏi bóng khi thực hiện cú đánh, dù nhiều người có thói quen quan sát đối thủ đang đứng ở đâu.

Luôn di chuyển lên theo cùng với hướng bóng để sẵn sàng chuẩn bị cho cú đánh trả của đối thủ, thay vì đứng nguyên ở vị trí vừa đánh mà chờ đợi.

Không nên sử dụng cú bỏ nhỏ trước các đối thủ có khả năng di chuyển nhanh nhẹn.

Dù là cú đánh của cảm giác nhưng bạn cần tập luyện trước khi vận dụng trong trận.

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 512Kỳ mới nhất

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuda ([Tên nguồn])
Dạy tennis kèm video Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN