Nadal: “Vận may” của Toni (Kỳ 18)

Rafael Nadal chính là vận may mà Toni Nadal bỗng dưng phát hiện ra.

Nguyên tắc về “sức chịu đựng” trong cuộc sống riêng của Toni Nadal ở một mặt khác, lại có gì đó thật mâu thuẫn. Toni và anh trai Sebastian đã được thử thách sức chịu đựng của họ từ khi còn nhỏ, lúc cả hai phải học ở trường nội trú tại Palma, cách Manacor một giờ xe chạy. Vị hiệu trưởng ngôi trường ấy luôn dạy mọi học sinh về những trải nghiệm có thể mang lại và cách vượt qua được những thất vọng không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Thử nghiệm đầu tiên với hai anh em là thực tế khắc nghiệt của việc tồn tại trong trường nội trú, ở cách xa nhà hơn bao giờ hết và cũng không có sự chăm bẵm của gia đình như mọi khi. Sebastian kéo dài khóa học của mình. Ông ở lại trường cho tới khi kết thúc công việc học tập. Còn Toni chỉ ở đó được một năm, rồi ông cầu xin cha mẹ cho phép trở về nhà và họ đồng ý. Sau đó, Toni bắt đầu theo học chuyên ngành pháp luật và lịch sử ở trường đại học, nhưng đã bỏ dở trước khi có bằng cấp. Rồi sau khi từ bỏ cả mục tiêu trở thành một tay vợt chuyên nghiệp thành công, ông trở về nhà ở Manacor và huấn luyện tennis cho trẻ em ở thị trấn.

Nadal: “Vận may” của Toni (Kỳ 18) - 1

Toni Nadal không tin vào thần thánh

Nơi đây ông có thể ổn định cuộc sống, và cuối cùng cũng tìm được công việc yêu thích của mình. Với một may mắn kỳ lạ, ông phát hiện ra dũng khí và tài năng mà Chúa ban tặng cho đứa cháu trai, điều mà ông chưa thấy ở bất cứ đứa trẻ nào khác, hoặc sẽ không bao giờ tìm được. Từ cách Rafa đánh trái bóng, cảm giác về không gian một cách tự nhiên và sức mạnh của ý chí, Toni bỗng nhận ra rằng mình đang có trong tay một nhà vô địch trong tương lai của Tây Ban Nha. Số phận run rủi lại đến từ chính trong ngưỡng cửa gia đình, và ông cần phải tận dụng tối đa nó. Những bài học ông khắc cốt ghi tâm từ những sai lầm của mình sẽ được truyền đạt cho đứa cháu trai để trở thành một nhà vô địch và thứ vinh quang ấy ông có thể cùng chia sẻ với nó.

Thành công của Rafa đã tiếp thêm sự tự tin mạnh mẽ cho Toni, khuyến khích ông trở thành người vô cùng quả quyết trong mọi chuyện, giống thứ niềm tin của người theo đạo Thiên Chúa ở Tây Ban Nha thời đại Cortes. Nhưng Toni không tìm sự thanh bình ở thế giới bên kia hay tin vào những đức tin thần thánh. Ông không theo đạo Thiên Chúa, và cứng rắn trong suy nghĩ về những vấn đề liên quan tới tôn giáo như một sự yếu đuối và phù phiếm. Toni bác bỏ niềm tin vào Chúa như thứ ma thuật thời nguyên thủy ấu trĩ mà cháu trai của mình từng nghĩ rằng quyền lực của người chú có thể làm ra mưa gió.

Ở đâu Toni cũng không thay đổi tính giáo điều của mình, tuy nhiên, trong quan điểm của ông luôn hướng tới cách nuôi dạy một đứa trẻ trưởng thành như thế nào. “Vấn đề bây giờ,” ông nói, “là trẻ con trở thành trung tâm của sự chú ý. Cha mẹ, gia đình, và mọi người xung quanh đều cảm thấy cần đặt chúng lên trên hết. Chính những nỗ lực ấy khiến cho hình thành lòng tự trọng quá lớn trong những đứa trẻ, làm chúng cảm thấy mình đặc biệt và trong tiềm thức nghĩ rằng không cần phải làm gì nữa. Con người bị lẫn lộn: Họ không hiểu rằng mình không phải đặc biệt vì mình là ai, mà vì những gì mình làm.

“Tôi nhìn thấy điều đó hàng ngày, và sau đó, nếu mọi thứ diễn ra như là họ làm ra tiền và có chút danh tiếng, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng và không ai phủ nhận thành công của họ, rồi họ có cuộc sống hoàn hảo từng chi tiết, tốt thôi… Họ đã phá hỏng suy nghĩ của những đứa trẻ như thế.”

Nadal: “Vận may” của Toni (Kỳ 18) - 2

Toni muốn Nadal hướng tới là một con người bình thường

Đó là hiện tượng phổ biến trong thể thao chuyên nghiệp và theo quan điểm của Toni, một vận động viên trẻ tuổi xuất sắc không nên có tính cách của những đứa trẻ như vậy mà cần là một con người bình thường trước đã. Một cách huyễn hoặc, bao quanh những ngôi sao thể thao là những con số kỷ lục chỉ ra rằng họ là thánh thần và sẽ trở nên mù quáng vì nó. Nhưng Rafa Nadal thì luôn để đôi chân trên mặt đất, như một quy tắc mọi thứ mới chỉ là khởi đầu, không bao giờ để những hào quang làm lu mờ, và Toni tự hào với điều đó.

Mọi cách dạy dỗ Rafa Nadal đều để chuẩn bị cho Rafa sẽ cư xử như vậy. Khi Rafa trở thanh siêu sao, Toni và cha mẹ sẽ luôn nhắc nhở để chắc chắn Rafa luôn là một con người khiêm nhường. Thậm chí nếu có ai lại khen Rafa khiêm nhường, thì đó cũng là một lời khen ngợi quá mức. “Khiêm nhường là thứ mà bạn cần phải thể hiện bất cứ lúc nào,” Toni nói. “Không có gì đặc biệt về điều ấy. Hơn nữa, tôi sẽ không dùng từ “khiêm nhường” để mô tả Rafael. Nó chỉ cần biết mình đứng ở đâu trong thế giới này. Mọi người cũng cần biết họ là ai. Điều quan trọng là thế giới này quá rộng lớn để bạn không thể tưởng tượng mình vĩ đại như thế nào. Đôi khi người ta phóng đại đó là sự khiêm nhường. Đó chỉ là một câu hỏi đơn giản mà bạn cần trả lời bạn là ai, bạn ở đâu và thế giới vẫn cứ quay như thể chẳng có bạn.”

Câu chuyện của Nadal về chú Toni sẽ tiếp tục ở phần sau. Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo vào 11h thứ Hai 6/5.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
Tự truyện Nadal - Câu chuyện của tôi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN