Nadal: Văn hóa người Mallorca (Kỳ 53)
Vì sao với khối tài sản khổng lồ Rafa không chuyển tới sinh sống ở những nơi tráng lệ hơn Manacor?
Câu chuyện: Người Mallorca
(Đây là câu chuyện nói về con người Mallorca đặc trưng qua hình ảnh của Nadal, như một phụ lục bên lề của chương 5)
Không có gì ngạc nhiên khi Sebastian Nadal và vợ ông, Ana Maria từ chối lời đề nghị cấp học bổng quần vợt toàn phần cho tay vợt tài năng ở độ tuổi thanh thiếu niên như con trai của họ. Và con trai của họ thậm chí còn không bất ngờ, thậm chí nhẹ nhõm với quyết định của cha mẹ. Có một điều đặc biệt trên hòn đảo này luôn lôi kéo Rafa Nadal: Cậu ấy luôn cảm thấy nhớ nhà mỗi khi phải thi đấu khắp thế giới, và luôn luôn vội vã trở về sớm nhất có thể, bằng bất cứ phương tiện nào có sẵn.
Tất cả đều biết về tính cạnh tranh của Nadal, nhưng có một khoảng cách giữa thể thao và đời sống riêng tư của cậu ấy, đó là Rafa chỉ thực sự là chính mình khi ở nhà. Nadal có thể là tay vợt vô địch trên bất cứ sân đấu nào, nhưng ở bên ngoài Mallorca, Nadal chỉ như con cá rời khỏi mặt nước.
Đó là lý do vì sao cậu ấy luôn có ý thức mạnh mẽ về bản sắc, sự đặc trưng của hòn đảo này, và trên thực tế Mallorca là nơi duy nhất trên thế giới mà Nadal cảm thấy mình là người bình thường, nơi mà mọi người gắn kết với cậu ấy và ngược lại theo cái cách: Không phải là những gì cậu ấy có trong tay, mà là vì cách cậu ấy sống.
Nadal sẽ sống trọn đời ở Mallorca chứ không phải ở đâu khác
Những người trong gia đình Nadal tự hào với niềm tin tuyệt đối, được vun đắp bằng thứ văn hóa của người Mallorca, không nơi nào có thể tồn tại mối quan hệ gia đình vững vàng như thể kim cương, tạo nên nền tảng để Rafa có thể xây dựng sức mạnh và hồi phục tinh thần khi thi đấu. Thứ sức mạnh ấy của những gia đình sinh sống tại Mallorca có vẻ như bất thường không bổi cảnh đất nước Tây Ban Nha bắt nguồn từ truyền thống Công giáo.
Một đặc trưng của Tây Ban Nha là lòng trung thành và ý thức về cội nguồn của họ, từ những thị trấn, làng xã mà tổ tiên của họ đã sinh sống. Gia đình Nadal cũng vậy, thậm chí họ còn mang những nét đặc biệt nhất của người dân Mallorca, luôn giữ mối quan hệ gần gũi với mọi người ở thị trấn nhỏ ở Manacor, nơi có diện tích lớn thứ ba trên hòn đảo Mallorca.
Sebastian và Ana Maria sinh ra và lớn lên ở đó, cũng như cha mẹ của họ, và cả ông bà nữa, cũng không khác Rafa và cô bạn gái lâu năm Maria Francisca. Cứ nhìn mối gắn kết bền chặt ấy thì thật khó tưởng tượng nếu Rafa xác định sẽ quan hệ với một cô bạn gái ở nơi nào khác trên thế giới. Môi trường sống của cậu ấy chỉ là ở Manacor và nếu Rafa đặt tình cảm của mình cho một trái tim nào đó ở Miami hay Monte-Carlo, thì có lẽ thật trái với tự nhiên vốn có.
Ba thế hệ gia đình của Rafa đều sống ở Manacor hoặc trong khu nghỉ mát dọc bờ biển Porto Cristo. Và những cậu bạn thân thiết nhất của Rafa cũng gần như là những người dân bản địa tại Manacor, trong số đó tất nhiên là cả chuyên gia vật lý trị liệu Rafael Maymo. Ngay cả hai đàn anh tri kỷ của Rafa, cựu số 1 thế giới Carlos Moyá và huấn luyện viên thể lực Joan Forcades, cũng sinh ra ở gần Palma, thành phố trung tâm tại Mallorca.
Người Mallorca luôn có xu hướng xích lại gần nhau theo đặc điểm vì lịch sử và văn hóa
Ngay như sự hiện diện của hai người xứ Catalan, Carlos Costa và Jordi Robert, hai thành viên trong đội ngũ của Nadal, cũng dễ giải thích. Với những người Mallorca có khái niệm về “người ngoại quốc”: Xứ Catalan và phần còn lại. Sự gần gũi về ngôn ngữ và địa lý (thành phố trung tâm của xứ Catalan là Barcelona cách Mallorca chỉ nửa giờ máy bay) nên có thể coi người xứ Catalan như anh em họ gần nhất của người Mallorca.
Nhưng như Benito Perez Barbadillo, người Tây Ban Nha nhưng ở xứ Andalucia luôn có vị trí và được tôn trọng trong đội ngũ của Nadal, giống như một nhân tố mở rộng hướng ngoại, theo đúng tính cách của người Andalucia, có thể là một sự đặt biệt và riêng lẻ.
Những người Mallorca thường có xu hướng xích lại gần nhau theo quan điểm từ những người Tây Ban Nha ở các xứ khác, như mẫu người “đa nghi”. Nếu nhìn lướt qua lịch sử thì mới thấu hiểu vì sao tính cách của người Mallorca lại như vậy. Mallorca chỉ như hạt bụi trên bản đồ châu Âu và là mục tiêu của những kẻ ngoại xâm đã chiếm đóng hòn đảo ít nhất hai nghìn năm. Đầu tiên là đội quân La Mã, sau đó là người Vadal (dân tộc từng chinh phục xứ Gaul, Tây Ban Nha, La Mã và nhiều vùng ở Bắc Phi trước khi đại bại ở Carthage năm 533), rồi tới người Moors (người Tây Ban Nha từ thế kỷ thứ 8 đến 16), và mới chỉ 50 năm trước thôi là cuộc tranh giành của người Anh và người Đức, những đội quân man rợ từ phía Bắc, biến hòn đảo thành thuộc địa.
Bây giờ dân số tại Mallorca chỉ khoảng 800.000 người nhưng mỗi năm đón tới 12 triệu khách du lịch tới hòn đảo xinh đẹp này.
Hình ảnh của Mallorca gắn liền với cái tên Nadal. Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo vào lúc 19h VN, 23/12 (sau khi SEA Games 27 kết thúc).