Trận đấu nổi bật

koolhof-va-mektic-vs-heliovaara-va-patten
Nitto ATP Finals
N. Mektic & W. Koolhof
1
H. Patten & H. Heliovaara
2
taylor-vs-alex
Nitto ATP Finals
Taylor Fritz
2
Alex De Minaur
1
granollers-va-zeballos-vs-purcell-va-thompson
Nitto ATP Finals
M. Granollers & H. Zeballos
-
M. Purcell & J. Thompson
-
jannik-vs-daniil
Nitto ATP Finals
Jannik Sinner
-
Daniil Medvedev
-

Nadal: Trường học & trường đời (Kỳ 24)

Với Nadal, trường đời dạy Rafa những thứ không có trong trường học.

Chú Toni không dừng lại. Ông quay lại nhà tôi vào buổi tối và nói: “OK, chúng ta không thể lãng phí thời gian. Chú sẽ gặp cháu ở tầng dưới vào 9h sáng mai và chúng ta sẽ tới Palma để luyện tập.” Sửng sốt, choáng váng như muốn nổi loạn, tôi đáp lại: “Chú Toni, chú có hiểu những gì vừa yêu cầu cháu phải làm không?” Và ông trả lời, “Nói gì hả? Đơn giản là cháu phải xuống đây vào 9h để sẵn sàng tập luyện. Chú sẽ chờ. Đừng để chú phải lên tầng gọi.” Tôi thực sự phẫn nộ và cái cảm giác quen thuộc bị đối xử bất công lại ùa về. “Chú đùa đấy à? Nếu không thì chú lẩn thẩn rồi. Chú nghĩ thế là công bằng à,” Tôi hét lên, “sau chuyến bay 14, 15 giờ đồng hồ mà chú không để cho cháu nghỉ một lần, chỉ một buổi tập thôi sao?” Ông vẫn lạnh băng, “Chú sẽ gặp cháu lúc 9h.” Tôi sửng cồ, “Được rồi, cháu sẽ không tới đó đâu.”

Nhưng tôi vẫn đi tới Palma. Không hạnh phúc gì, với gương mặt cáu bẳn và tâm trạng tồi tệ. Đúng 9h không hơn không kém.

Chú vẫn đúng và trong sâu thẳm sự phẫn nộ, tôi biết trong thâm tâm ông luôn nói đúng. Một lần nữa, mục đích của chú Toni cách ly tôi khỏi sự tự mãn với thành công của mình, hay nghĩ những thành tích ấy xứng đáng được ca tụng hay được tự thưởng bằng cách xả hơi không luyện tập. Cha mẹ tôi ưa tiệc tùng hơn chú Toni, đặc biệt là tổ chức những bữa tiệc kỷ niệm, nhưng lần này họ đồng ý với những gì chú làm. Phản ứng của mẹ tôi khi có chú hay dì chúc mừng chiến thắng của tôi luôn là: “Thôi nào. Đó đâu phải là chuyện to tát gì đâu.”

Nadal: Trường học & trường đời (Kỳ 24) - 1

Đôi lúc có sự nổi loạn, nhưng Nadal vẫn biết chú Toni luôn đúng

Mẹ tôi luôn truyền động lực và sự khích lệ của bà vào những lĩnh vực mà tôi không mấy giỏi giang, chẳng hạn như chuyện học hành của tôi. Theo ý kiến của cha mẹ, nhằm giúp tôi quên đi câu chuyện học bổng tại Barcelona, đã quyết định đưa tôi tới trường nội trú tại Palma khi tôi 15 tuổi, giống như cha tôi và chú Toni hồi nhỏ. Đó là trường thể thao Balearic, ngôi trường đáp ứng đầy đủ những mong muốn của tôi, vừa học hành bình thường nhưng cũng có thể tập luyện tennis và địa điểm cũng chỉ cách nhà một giờ lái xe. Nhưng tôi cảm thấy khốn khổ ở đó. Cha mẹ tôi, đặc biệt là mẹ, luôn lo ngại tennis sẽ giết chết sự nghiệp học hành của tôi. Nhưng sự lo ngại của tôi lại là học hành sẽ phá hỏng sự nghiệp tennis! Nó làm tôi mất cơ hội thi đấu ở giải trẻ Wimbledon và cả ở Roland Garros nữa. “Những giải đấu này rất quan trọng với con!” Tôi phàn nàn với mẹ. Và bà trả lời, “Mẹ biết rồi, nhưng mẹ đảm bảo con sẽ có cơ hội khác đi thi đấu ở đó, nhưng nếu con bỏ bê chuyện học hành, con sẽ không thể nào vượt qua kỳ thi.”

Trường thể thao nội trú dường như là địa điểm tốt nhất mà cha mẹ lựa chọn để tôi có thể đạt được cả hai mục tiêu. Tôi không muốn nói đó là sai lầm lớn nhất của họ, vì tôi đã vượt qua kỳ thi của mình. Nhưng hóa ra đây lại là một năm học khủng khiếp.

Tôi không cần hay mong muốn điều gì thay đổi cuộc sống của mình. Tôi hài lòng với tất cả những gì mình có. Và đột nhiên tôi nhớ nhà kinh khủng, nhớ cha mẹ, em gái, những bữa ăn gia đình với các chú và ông bà, những trận bóng trên ti vi – cảm thấy như mất tất cả, giống như bị giết chết – và cả những đồ ăn ở nhà.

Thời gian biểu ở trường hết sức khắc nghiệt. Chúng tôi dậy từ lúc 7h30, học trên lớp từ 8h đến 11h, sau đó tập tennis trong hai tiếng rưỡi, và sau đó ăn trưa. Lại học từ 3h đến 6h chiều và từ 6h đến 8h tối tập tennis và rèn thể lực. Rồi tiếp tục học từ 9h đến 11h đêm. Mọi thứ có vẻ như quá tải. Tôi không làm tốt một trong hai thứ, học hành hay tennis. Trải nghiệm duy nhất mà tôi nhớ đó là tôi mệt mỏi như thế nào vào cuối ngày và ngủ ngon lành cả đêm. Điều sung sướng nhất là khi trở về nhà vào cuối tuần và dĩ nhiên, tôi vượt qua những bài kiểm tra cần thiết để mang về nhà.

Nadal: Trường học & trường đời (Kỳ 24) - 2

Bà Ana Maria Parera hiểu Nadal không thể làm tốt học hành và chơi tennis cùng lúc

Mẹ muốn tôi tiếp tục theo đuổi nghiệp đèn sách và trải qua những kỳ thi lên đại học. Vì vậy bà đăng ký cho tôi một khóa học ở cách xa nhà khi tôi 16 tuổi, nhưng tôi lại mất toàn bộ sách vở trong chuyến bay tới quần đảo Canary và đó là dấu chấm hết cho quá trình học tập của tôi. Tôi không nghĩ mình cố ý gây ra vụ thất lạc ấy, mà nó chỉ là vì một lúc tôi lơ đãng do chẳng nghĩ được điều gì khác ngoài tennis. Và tôi không hối hận khi từ bỏ cơ hội học đại học, bởi vì tôi chẳng có gì phải nuối tiếc. Tôi tò mò với thế giới rộng lớn này và muốn tự bản thân khám phá những gì đang xảy ra, và tôi nghĩ những gì mình học được trong trường đời mỗi năm qua là những thứ mà trường học không thể có.

Chuyện hài hước là ở trường nội trú tôi lại theo bước của chú Toni, người lúc nào cũng trong tâm trạng nhớ nhà. Nhưng cha của tôi lại không bao giờ cảm thấy như vậy. Ông luôn tự giải quyết những vấn đề trong cuộc sống của mình. Còn tôi không có cá tính vững vàng trong mọi chuyện, như chú Toni, nhưng tôi chấp nhận sự chịu đựng trong tennis.

Toni ưa lý thuyết, cha tôi thích thực hành; Toni dạy tôi phải chịu đựng, cha tôi đưa ra ví dụ để bắt chước. Tính cách của cha tôi đối cực hẳn với Toni. Nếu như Toni là một diễn giả và thích triết lý thì cha tôi lại luôn lắng nghe và thực dụng. Toni đưa ra ý kiến, cha tôi quyết định với một cái đầu sáng suốt. Toni thật khó đoán trước, cha tôi lại rất điềm tĩnh. Toni có thể bất công, cha tôi lại khác hẳn. Và ông là trụ cột của gia đình. Nếu mọi kế hoạch của Toni chỉ dành cho tôi và làm công việc của mình thật hoàn hảo. Nhưng cha tôi, hơn Toni 2 tuổi, khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, chỉ tập trung vào mục tiêu duy nhất của mình và ông luôn đặt trách nhiệm với gia đình lên trên hết. Ông rất đáng kính, và coi trọng giá trị của gia đình. Ông làm chủ doanh nghiệp với hàng chục con người và tạo điều kiện cho tất cả có một cuộc sống tốt hơn, và phần nào đó giúp Toni có thể toàn tâm toàn ý dành cho một mình tôi.

Với Nadal, người cha Sebastian mới chính là "bộ não chiến lược". Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo vào 11h thứ Hai 27/5.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
Tự truyện Nadal - Câu chuyện của tôi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN