Trận đấu nổi bật

bopanna-va-ebden-vs-krawietz-va-puetz
Nitto ATP Finals
M. Ebden & R. Bopanna
0
T. Puetz & K. Krawietz
0
alexander-vs-carlos
Nitto ATP Finals
Alexander Zverev
-
Carlos Alcaraz
-
arevalo-va-pavic-vs-bolelli-va-vavassori
Nitto ATP Finals
M. Pavic & M. Arevalo
-
S. Bolelli & A. Vavassori
-
casper-vs-andrey
Nitto ATP Finals
Casper Ruud
-
Andrey Rublev
-

Nadal: Sự sợ hãi chiến thắng (Kỳ 51)

Rafa đã từng trải qua nỗi sự hãi cùng cực, không phải là sự thất bại, mà chính là chiến thắng.

Hai năm sau, giờ là trận chung kết Wimbledon 2008, tôi đã dẫn trước 2-1 sau 3 set và cầm giao bóng. Với chất lượng hảo hạng của trận đấu, set 4 là set đấu chúng tôi chơi hay nhất trong cả trận. Cả hai đều ở giới hạn cuối cùng của bản thân, kết thúc những loạt rally bằng những điểm winner và mắc rất ít lỗi tự đánh hỏng. Tôi luôn dẫn trước vì cầm giao bóng trước, do đó Federer luôn phải bám đuổi và anh ấy vẫn thành công. Đừng bao giờ nói Federer không thi đấu như một chiến binh!

Set đấu đi tới loạt tie-break và tôi giao bóng trước. Khán giả trên sân Trung tâm bây giờ đã mất tất cả sự kiềm chế. Một nửa hét lên “Roger! Roger!”; nửa còn lại, “Rafa! Rafa!” Điểm đầu tiên, tôi tràn lưới và ngay lập tức tự nhắc nhở bản thân vì sao tôi lại hiếm khi thực hiện chiến thuật đó. Federer thực hiện cú passing thuận tay dọc dây thoải mái. Một khởi đầu tồi tệ.

Nadal: Sự sợ hãi chiến thắng (Kỳ 51) - 1

Rafa vượt qua hai thất bại liên tiếp trước Roger trong trận chung kết Wimbledon

Nhưng sau đó tôi liên tiếp giành điểm một cách tuyệt vời. Sự tự tin, chìa khóa thành công của tôi, giúp tôi thắng cả 2 điểm khi Federer giao bóng. Sau đó là những điểm số theo đúng vũ khí của Federer, tôi có một cú ace và một pha giao bóng khiến anh ấy không trả bóng tốt. Tôi dẫn trước 4-1. Nếu tôi giữ được 2 điểm giao bóng nữa, tôi sẽ vô địch Wimbledon.

Tôi không dám tưởng tượng tới chiến thắng, dù tất cả những cú đánh của tôi đang vào phom. Nhưng tôi không ăn mừng bằng cú đấm vào không khí, điều mà trong hoàn cảnh khác tôi thường làm. Tôi cố giữ sự bình tĩnh và tập trung, và tỏ ra điềm tĩnh hơn bao giờ hết, cũng như tự nhắc bản thân rằng đây là Federer, một tay vợt có đủ những cú quả có thể hồi sinh trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Federer giao bóng và tôi cảm thấy thoải mái vì biết tôi vẫn có lợi thế ở hai lần giao bóng tiếp theo, sau khi đã có 2 mini-break để vượt lên trước. Nếu tôi lại giành thêm 1 điểm khi anh ấy giao bóng, chiến thắng sẽ ở rất gần. Nhưng tôi không bị phụ thuộc vào suy nghĩ ấy. Tôi không có áp lực như Federer vì anh ấy phải thắng trong 2 điểm tiếp theo và điều đó cho tôi một vài khoảnh khắc được tạm thời thư giãn, cho đến khi tôi giao bóng. Tôi nói với chính mình: “Hãy giữ đúng chiến thuật, tiếp tục tung ra những cú topspin về trái tay Federer.” Nhưng Federer né trái đánh phải trong điểm thứ sáu và giành điểm winner với cú thuận tay dọc dây.

Chúng tôi đổi sân khi tôi dẫn trước 4-2. Tôi nhâm nhi ngụm nước từ hai cái chai, còn Federer trở lại sân đấu sớm hơn. Điểm số tiếp theo rất hấp dẫn và là loạt rally 15 lần chạm vợt, cả hai đều chơi thận trọng, và tôi đã  có sự chủ động hơn để tung ra những cú điều bóng về hai góc sân. Điểm số kết thúc khi Federer thực hiện cú trái tay dọc dây ra ngoài.

Nadal: Sự sợ hãi chiến thắng (Kỳ 51) - 2

Ngay cả những tay vợt có bản lĩnh sắt đá như Nadal cũng có lúc dao động

Tôi tự cho phép mình có một khoảnh khắc ăn mừng: Một cách kín đáo, trong sự kiểm soát với cú đấm chậm rãi vào không khí. Không còn nhận ra những gì xung quanh, không còn thấy cả đám đông khán giả trên sân Trung tâm, nhưng trong sâu thẳm – tôi không thể kìm hãm được bản thân – tôi cảm thấy ở rất, rất gần với chức vô địch. Giao bóng, khi dẫn 5-2, tôi như chạm vào giấc mơ của cuộc đời mình. Và đó là lúc tôi sụp đổ.

Đến lúc này, những adrenaline tiết ra đã bị đánh bại bởi các dây thần kinh, bất thình lình trở nên rối loạn. Tôi cảm thấy mình như đứng trên vách núi. Như tôi đập bóng xuống đất trước khi giao bóng, tôi tự hỏi, “Mình sẽ giao bóng vào đâu? Mình có nên cản đảm và giao bóng thẳng vào người Federer, khiến anh ấy bất ngờ, mặc dù mình đã thất bại vài lần trong hai set vừa qua?”

Đáng ra tôi không nên nghĩ nhiều như vậy. Tôi nên giao bóng góc rộng về phía trái tay Federer như chiến thuật. Nhưng tôi sử dụng cú “body serve” nặng và ra ngoài ô giao bóng. Bây giờ tôi thực sự lo lắng. Tôi đang bước vào một thời điểm nhạy cảm, chưa bao giờ lại dao động đến thế. Khi tôi đập quả bóng lần nữa, tôi tự nói, “Lỗi kép thì nguy. Đừng giao bóng như thế.” Nhưng tôi biết mình sẽ làm vậy. Tôi không thay đổi quyết định. Và đúng như vậy, tôi giao bóng hai lãng xẹt vào lưới.

Loạt tie-break trong set 4 trận chung kết Wimbledon 2008 (khi Nadal dẫn 5-3)

Những dây thần kinh đang gặm nhấm tôi. Nhưng không phải vì sự lo lắng nếu thất bại, mà nỗi sợ hãi của chiến thắng. Tôi muốn giành chức vô địch Wimbledon đến cùng cực, tôi muốn thắng trận này và muốn nắm giữ khoảnh khắc ấy suốt cuộc đời: Đây là thứ cốt lõi mà tôi nỗ lực phấn đấu để giữ bản thân tập trung vào từng điểm số, mà không quan tâm đến những gì đã và sẽ xảy ra. Nhưng sự cám dỗ của chiến thắng quá lớn, và sự phấn khích đang phản bội lại chính tôi.

Sự sợ hãi chiến thắng là gì? Đó là khi bạn biết bạn phải thực hiện cú đánh nào, nhưng đôi chân cái đầu không làm theo. Những dây thần kinh kiểm soát chúng và bạn không còn giữ lại được và bạn không thể chịu đựng được. Đó không phải là thứ giúp ta chiến thắng. Tôi chưa bao giờ mất kiểm soát từ đầu trận đấu cho tới lúc này và tôi cảm thấy mình xứng đáng không thất bại. Tôi làm mọi thứ trơn tru và chuẩn bị mọi thứ tốt nhất trước khi trận đấu bắt đầu.

Loạt tie-break trong set 4 trận chung kết Wimbledon 2008 diễn ra kịch tính thế nào? Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo vào lúc 19h VN, 2/12.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
Tự truyện Nadal - Câu chuyện của tôi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN