Trận đấu nổi bật

yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Nadal: Sự khác biệt của Rafa (Kỳ 61)

Sức mạnh của Nadal chính là tinh thần vượt qua những thời điểm khó khăn.

Tôi không có những cú giao bóng tốt như Federer nhưng tôi vẫn có thể trụ vững và thi thoảng đánh lừa sự phán đoán của anh ấy. Tôi có một cú ace để dẫn 15-0 trong điểm đầu tiên (khi tỷ số là 5-4 nghiêng về Federer). Tôi có cú ace khi giao bóng hai không phải vì tôi giao bóng uy lực mà vì Federer đã nghĩ tôi giao bóng về phía trái tay nhưng tôi lại thực hiện cú giao bóng góc rộng về phía thuận tay của anh ấy.

Tôi cảm thấy tự tin và muốn cho Federer biết điều đó. Tôi thắng game, rất thoải mái dù mất tới 2 điểm. Và sau đó rắc rối đã chuyển sang phía Federer. Tôi dẫn 15-40 trong game tiếp theo khi Federer giao bóng, nhờ một cú thuận tay dọc dây đưa bóng đúng vào góc sân bên trái. Hai điểm break và tôi như bay bổng, nhưng sau đó lại là một cú ace! Rồi sau đó là những cú giao bóng tốt để giúp Federer thắng game và dẫn trước 6-5.

Nadal: Sự khác biệt của Rafa (Kỳ 61) - 1

Trận chung kết Wimbledon 2008 vẫn là mốc son chói lọi nhất trong sự nghiệp của Nadal

Điều an ủi với tôi, không giống thời điểm ở set 3 khi tôi bỏ lỡ cơ hội bẻ giao bóng của Federer khi đã dẫn tới 0-40, bây giờ không phải là lỗi của tôi. Bây giờ tôi đang có tinh thần rất tốt và sức chiến đấu ngày càng tăng sẽ gây áp lực trong những game Federer giao bóng. Tôi biết mỗi điểm số lúc này sẽ giúp tôi ở thế thượng phong, nhưng Federer chưa để tôi có cơ hội tận dụng những điểm số then chốt.

Một lần nữa tôi giao bóng để giữ trận đấu tiếp tục và tôi thực hiện dễ dàng, giữ game mà chỉ mất 1 điểm. Federer có rất ít câu trả lời trước những lúc bị tôi dồn ép, mặc dù tôi không chắc lắm về những gì cha tôi kể lại ở thời điểm này. Tôi liếc nhìn Federer sau khi tôi thắng game để cân bằng tỷ số 6-6 và anh ấy có vẻ nổi quạu, mất bình tĩnh và khuôn mặt đầy thịnh nộ hướng về phía tôi.

Bối rối không phải là lựa chọn của tôi vào lúc này. Tôi có cảm giác nếu tôi giữ cái đầu lạnh, tôi sẽ chiến thắng. Những cú đánh của Federer dần tan vỡ. Ngay trong điểm đầu tiên khi tỷ số là 6-6, set 5 trận sẽ không thi đấu tie-break, Federer đánh hỏng cú thuận tay dễ dàng. Sau đó tôi thắng điểm tiếp theo sau một loạt bóng bền. Tiếp theo là 3 cú giao bóng tốt giúp Federer dẫn lại 40-30. Tôi có thể chắc chắn anh ấy đang mệt mỏi hơn tôi và không còn chính xác trong những cú đánh. Vì vậy tôi cảm thấy chút nản lòng khi Federer vẫn duy trì sự ổn định trong những cú giao bóng, như chìa khóa duy nhất để vượt qua khó khăn. Tôi nghĩ, “Mình hoàn toàn chơi tốt hơn, nhưng phải chơi như thế nào nữa?”

Nadal đã giữ được sự bình tĩnh trong set 5 trận chung kết Wimbledon 2008

Tôi cân bằng điểm đều và cuối cùng nhìn thấy cơ hội của mình khi Federer giao bóng một lỗi. Nhưng không: Tôi trả giao bóng hai của Federer rất nặng và quá sâu, khoảng hơn nửa mét. Bây giờ nhìn vào đó có thể là một sai lầm đáng trách nhưng theo cách khác thì không phải.

Bởi vì điều đó có nghĩa tôi vẫn đang tấn công và chơi thứ tennis không có gì để mất. Nếu tôi mất điểm với một đường bóng ngắn vào lưới, đó là dấu hiệu cho thấy tôi không còn kiểm soát được cái đầu của mình. Nhưng đó là cú đánh đầy tự tin. Sai lầm là một phần của cuộc chơi, nhưng thi thoảng tự đánh hỏng lại có ích cho chúng ta hơn là để cho đối thủ giành một điểm winner.

Mọi điểm số đều quan trọng nhưng có những điểm quan trọng hơn những điểm khác. Ở thời điểm này thì mỗi điểm số đều có giá trị bằng vàng. Chú Rafael, người cũng ngồi trên khán đài hôm ấy, sau này đã nói với tôi rằng nếu ông ở vị trí đó, ông sẽ không chịu nổi áp lực, mà đơn giản là chạy thật xa, bay tới nơi nào đó và không bao giờ trở lại.

Nadal: Sự khác biệt của Rafa (Kỳ 61) - 2

Vượt qua những áp lực có lẽ là yếu tố giúp Nadal vượt trội Federer về số lần đối đầu

Sự khác biệt giữa tôi với chú Rafael, với những khán giả có suy nghĩ tương tự, là tôi được đào tạo để vượt qua những thời khắc như vậy trong cuộc đời. Không chỉ là đánh trái bóng mà còn huấn luyện cả tâm trí. Những bài tập khắc nghiệt của chú Toni, đánh thẳng trái bóng vào người tôi khi còn là đứa trẻ khiến tôi thức tỉnh, để tôi không được phép bào chữa hay tự mãn với chính mình, bây giờ mới thực sự hữu ích.

Có một thứ mà tôi có, không biết có phải nhờ bẩm sinh hay được huấn luyện, tôi không biết, chính là thứ mà nhà vô địch cần có: Áp lực khiến tôi mạnh mẽ hơn. Đúng là có đôi lúc tôi không như vậy, nhưng tôi đã làm được điều đó nhiều hơn trong trận đấu này.

Câu chuyện về trận chung kết Wimbledon 2008 của tôi đến lúc này là hàng loạt những cơ hội bị bỏ lỡ. Tôi không tận dụng được cơ hội dẫn 0-40 để có break ở set 3, tôi lỡ 2 match-point ở set 4 và bây giờ trong set 5, tôi không thể có break khi dẫn 15-40 lúc tỷ số là 5-5 và 0-30 khi tỷ số là 6-6.

Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo vào 19h thứ Sáu 14/2/2014.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
Tự truyện Nadal - Câu chuyện của tôi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN