Nadal & phép thuật thôi miên bản thân (Kỳ 3)

Nadal đã làm như thế nào để chiến thắng nỗi lo lắng và sợ hãi?

Tôi biết rằng, có lẽ hầu hết mọi thứ giữa chúng tôi cân bằng ở thời điểm ấy. Đó là bản chất của quần vợt, đặc biệt là với hai tay vợt đã quá quen thuộc với những cuộc đối đầu như Federer và tôi (khi ấy Nadal và Federer đã gặp nhau 17 lần và Rafa thắng tới 11 trận). Tôi có thể nghĩ rằng sau hàng triệu cú đánh của mình, tôi sẽ có thể tung ra một cú dứt điểm cơ bản, nhưng uy lực thực sự như thể rất ngon ơ. Nhưng không phải vậy. Không chỉ vì mỗi khi thức dậy bạn cảm thấy khác nhau mà vì mỗi cú đánh cũng khác nhau, có thể là tất cả. Từ thời điểm trái bóng đang chuyển động, nó sẽ đi tới bạn với vị trí và tốc độ khác hẳn, có thể xoáy lên trên hay xuống dưới, hoặc đi thẳng, hoặc nảy cao. Sự khác biệt có thể xảy ra trong một phút hoặc tích tắc nhưng đó là do cơ thể bạn tạo ra: Vai, khuỷu tay, cổ tay, hông, mắt cá chân, đầu gối – trong tất cả mọi cú đánh, thêm những nhân tố khác như thời tiết, mặt sân, đối thủ. Không có trái bóng nào bay đến bạn ở vị trí giống nhau và bạn cũng không xác định được chính xác. Vì vậy mỗi khi bạn chuẩn bị thực hiện cú đánh, bạn sẽ phải có quyết định ngay lập tức sẽ đánh như thế nào và ở thời điểm nào sẽ thực hiện. Bạn phải làm điều đó lặp đi lặp lại, có thể tới 50 lần trong một game hoặc 15 lần trong 20 giây nếu phải trải qua một trận đấu kéo dài trong vài giờ đồng hồ, khi bạn không thể chạy thoải mái và căng cứng thần kinh. Nó sẽ chi phối cảm giác của bạn khi đánh bóng, như thể bạn cảm nhận có đủ thể lực và ý chí để tạo ra cú đánh hoàn hảo ngay cả khi áp lực tinh thần là liên tục.

Nadal & phép thuật thôi miên bản thân (Kỳ 3) - 1

Bí quyết của Nadal: Tập luyện và tập luyện...

Một điều mà tôi không hề nghi ngờ: Càng luyện tập nhiều, cảm giác của bạn càng tốt. Tennis còn hơn những môn thể thao khác, đó là cuộc chơi tâm lý. Một tay vợt giỏi là người có thể có thể duy trì cảm giác tốt trong mọi ngày, để cô lập sự sợ hãi và sự dao động trong suy nghĩ của anh ta, đó là sẽ tay vợt số 1 thế giới. Tôi đã tự đặt mục tiêu phải thiết lập điều ấy cho bản thân mình sau 3 năm trời là tay vợt số 2 sau Federer và tôi biết mình sẽ đạt được điều ấy nếu chiến thắng trong trận chung kết Wimbledon.

Khi trận đấu thực sự bắt đầu sẽ là cả một câu chuyện khác. Tôi nhìn lên và thấy những mảnh trời màu xanh vá víu chằng chịt với nhau. Nhưng bầu trời gần như là một màu u ám với những đám mây đen dày đặc phía cuối đường chân trời. Trận đấu sẽ bắt đầu trong vòng 3 giờ nữa nhưng cũng có thể sẽ bị trì hoãn hoặc gián đoạn vì thời tiết. Tôi không để vấn đề đó làm mình lo lắng. Tâm trí tôi phải hoàn toàn thoải mái và tập trung vào thời điểm này cho dù bất kỳ điều gì xảy ra. Không có gì có thể làm phiền đến tôi. Không bao giờ tôi cho phép mình lặp lại thất bại như năm 2007.

Chúng tôi rời sân số 17 vào lúc 11h30’ và đến phòng chờ, một địa điểm nằm trong All England Club chỉ dành cho những hạt giống hàng đầu. Nó không quá lớn, có lẽ diện tích chỉ bằng 1/4 so với sân tennis. Nhưng nét truyền thống ở đó cho thấy sự vĩ đại của nó. Những tấm bảng bằng gỗ, những bức tường màu xanh và tím đặc trưng tại Wimbledon gợi nhớ những huyền thoại như Laver, Borg, McEnroe, Connors, Sampras đều xuất hiện ở đây. Thông thường không khí ở đó thật ồn ào nhưng hôm nay chỉ còn hai tay vợt cuối cùng ở lại, nhưng giờ chỉ có mình tôi. Federer chưa xuất hiện. Tôi tắm táp, thay đồ và leo hai tầng cầu thang để ăn trưa trong phòng ăn của các tay vợt. Một lần nữa, mọi thứ thật tĩnh lặng, nhưng lại rất phù hợp với tôi lúc này. Tôi có thể tự ngẫm nghĩ một mình, đóng kín bản thân với mọi thứ xung quanh và bắt đầu những thói quen vô thức của mình trước khi thi đấu. Tôi thưởng thức những món mà tôi luôn luôn ăn. Mỳ ống không nước sốt để không phải gặp chứng khó tiêu, với dầu ô liu và muối cùng một chút cá, và ít nước lọc.

Toni và Titin ngồi cùng bàn với tôi. Toni trong có vẻ nghiền ngẫm nhưng không có gì mới. Titin thì điềm tĩnh hơn. Anh ấy là người trong đội mà tôi dành nhiều thời gian nhất và lúc nào anh ấy cũng thế. Một lần nữa, chúng tôi nói chuyện rất ít. Tôi nghĩ Toni có thể đã càu nhàu về thời tiết nhưng tôi chẳng nói gì. Thậm chí khi tôi không thi đấu, tôi vẫn nghe nhiều hơn là nói.

Nadal & phép thuật thôi miên bản thân (Kỳ 3) - 2

Phòng chờ thay đồ của các tay vợt tại Wimbledon

Vào lúc 1h, một giờ trước trận chung kết, chúng tôi quay lại phòng chờ. Một điều lạ thường trong tennis là ngay cả ở những giải đấu lớn nhất, bạn phải chia sẻ cả phòng thay đồ với đối thủ. Khi tôi vào phòng, Federer đã có mặt ở đó trên cái ghế băng bằng gỗ, đúng nơi mà anh ấy luôn ngồi. Vì chúng tôi cùng dùng chung phòng nên chẳng có gì phải ngại ngùng. Không có một cảm giác gì hết. Chỉ một lúc nữa chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để đánh bại nhau trong một trận đấu lớn nhất mùa giải nhưng chúng tôi vẫn là bạn như nhiều cặp đối thủ khác. Những vận động viên thể thao có thể ghét đối thủ ngay cả khi họ không thi đấu với nhau. Chúng tôi thì không. Chúng tôi tôn trọng lẫn nhau. Khi trận đấu bắt đầu, tình bạn mới được đặt sang một bên. Không còn là vấn đề cá nhân nữa. Tôi làm như vậy với mọi người xung quanh mình, thậm chí với cả gia đình. Tôi chấm dứt những điều bình thường khi trận đấu bắt đầu. Tôi cố gắng trở thành một cỗ máy tennis ngay cả khi điều đó là không thể. Tôi không phải là robot, đặc biệt là môn thể thao như tennis, và nỗ lực tối đa để thử thách chính bản thân mình. Trong suốt trận đấu bạn sẽ đứng trong một cuộc chiến để khắc phục những điểm yếu nhất của mình và kiềm chế mọi xúc cảm của bản thân.

Càng kìm nén cảm xúc lại, bạn càng có cơ hội chiến thắng cao hơn, chỉ cần bạn luyện tập chăm chỉ thì khoảng cách về trình độ giữa bạn và đối thủ sẽ được san lấp. Khoảng cách với Federer có tồn tại nhưng không phải là quá xa. Ngay cả trên mặt sân mà anh ấy chơi tốt nhất, nó có giới hạn đủ cho tôi biết rằng nếu tôi dập tắt được sự lo lắng và sợ hãi và phóng đại niềm hy vọng bên trong bộ não của mình hơn anh ấy, tôi sẽ chiến thắng. Bạn phải lồng mình vào bộ giáp sắt và biến mình thành chiến binh không sợ đổ máu. Giống như một phép thuật thôi miên bản thân, như thể bước vào trận đấu chống lại cái chết, để che giấu khuyết điểm của bản thân khi đứng trước đối thủ.

(còn tiếp...)

Trận chung kết Wimbledon 2008 giữa  Nadal và Federer bắt đầu như thế nào? Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo vào 15h thứ Hai 11/3.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
Tự truyện Nadal - Câu chuyện của tôi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN