Trận đấu nổi bật

novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Nadal: Hình bóng kình địch Djokovic (Kỳ 50)

Trên con đường chinh phục Roland Garros 2006, Nadal đã nhận ra Djokovic sẽ trở thành đối thủ khó khăn nhất trong sự nghiệp của Rafa.

Tôi đi tới trận chung kết (Roland Garros 2006) đầy khó khăn, đánh bại những tay vợt hàng đầu trong thời điểm ấy, trong đó có Robin Soderling của Thụy Điển ở vòng 1, Lleyton Hewitt của Australia ở vòng 4 và ở tứ kết là Novak Djokovic (và Nadal khi đó cũng chưa thể nghĩ tới Soderling là tay vợt duy nhất đến lúc này đánh bại Rafa ở Roland Garros).

Nhỏ hơn tôi 1 tuổi, Djokovic là mẫu tay vợt phi thường, tính khí thất thường nhưng vô cùng tài năng. Chú Toni và tôi bàn luận nhiều về cậu ấy và tôi luôn để ý tới những trận đấu của Nole qua tấm gương chiếu hậu của mình, thấy cậu ấy lờ mờ ở đằng sau và ngày càng ở rất gần. Djokovic thăng tiến nhanh chóng trên bảng xếp hạng và tôi có cảm  giác giữa chúng tôi không còn sự hơn kém, không chỉ với tôi, mà so sánh cả khía cạnh tôi và Djokovic, với Federer.

Nadal: Hình bóng kình địch Djokovic (Kỳ 50) - 1

Nadal đã cảm thấy Djokovic sớm muộn cũng trở thành kình địch

Djokovic có cú giao bóng uy lực, rất nhanh, dẻo dai và mạnh mẽ trong cả cú thuận tay và trái tay. Trên tất cả, tôi nhìn thấy ở cậu ấy tham vọng rất lớn và tính cách của một nhà vô địch. Dù là một tay vợt có sở trường trên mặt sân cứng hơn là đất nện, nhưng Djokovic thực sự gây khó khăn cho tôi trong trận tứ kết. Tôi thắng hai set cùng tỷ số 6-4 và sẵn sàng cho một trận đấu gay cấn nhưng không may mắn cho Djokovic và cả tôi, cậu ấy phải bỏ cuộc vì chấn thương.

Trận chung kết Roland Garros 2006 tôi lại gặp Federer. Tôi thua set 1 nhưng thắng cả ba set sau, trong đó set cuối cùng phải trải qua loạt tie-break (1–6, 6–1, 6–4, 7–6(7–4)). Xem lại video trận đấu đó, tôi nghĩ Federer đã chơi tốt hơn về tổng thể. Nhưng trong bầu không khí căng thẳng, anh ấy muốn hoàn tất bộ sưu tập 4 Grand Slam, còn tôi đang muốn xua tan bóng ma ám ảnh của chấn thương, tôi đã trụ vững đến cùng.

Như Carlos Moya nhận định, Federer không hoàn toàn là Federer mỗi khi gặp tôi. Carlos nói rằng tôi đánh bại Federer bằng cách làm tiêu hao sinh lực, buộc anh ấy phải mắc những sai lầm mà một tay vợt có tài năng thiên bẩm như vậy thường không gặp phải. Đó là một chiến thuật, nhưng tôi nghĩ tôi thắng vì đã từng thắng anh ấy một năm trước và nó mang lại thứ niềm tin mà tôi có thể còn thiếu, đặc biệt mỗi khi gặp Federer. Và tôi giành Grand Slam thứ hai trong sự nghiệp như vậy.

Nadal: Hình bóng kình địch Djokovic (Kỳ 50) - 2

Nadal luôn là đối thủ lớn nhất trong sự nghiệp của Federer

Sau tất cả những gì trải qua, đó là khoảnh khắc vô cùng xúc động. Tôi chạy lên khán đài, như tôi làm một năm trước và tìm kiếm cha tôi. Chúng tôi ôm nhau chặt cứng và cùng khóc. “Cảm ơn bố vì tất cả!” Tôi nói với ông. Cha tôi không thích thể hiện cảm xúc của mình. Ông cảm thấy phải luôn mạnh mẽ và điềm tĩnh trong lúc tôi chấn thương, nhưng bây giờ thì không phải như vậy và tôi nhận ra ông đã phải chiến đấu thế nào để ngăn không cho bản thân gục ngã.

Tôi ôm chầm lấy mẹ, khuôn mặt mẹ đầm đìa nước mắt. Xuyên suốt trong tâm trí của tôi khi ấy là chức vô địch này là nhờ công sức của cha mẹ. Vô địch Roland Garros 2006 có ý nghĩa giúp chúng tôi vượt qua những điều tồi tệ nhất, chúng tôi có thể chinh phục những thách thức mà không lo sợ, vì chúng tôi mạnh mẽ hơn. Với cha, tôi biết đây là thời điểm hạnh phúc nhất trong sự nghiệp của tôi.

Khi cha nhìn thấy tôi vô địch, khi đôi chân của tôi có thể đánh bại tay vợt giỏi nhất trong những người giỏi nhất, có nghĩa là tôi đã hồi sinh.

Bây giờ tôi có thể suy nghĩ về giấc mơ đã có từ lâu trong cuộc đời: Vô địch Wimbledon. Carlos Costa vẫn nhớ như in phản ứng của tôi sau khi vô địch Roland Garros lần đầu tiên vào năm 2005, “Được rồi, bây giờ sẽ tới Wimbledon.” Vào lúc đó, ông ấy thừa nhận đã nghĩ  tham vọng của tôi quá xa vời và không nghĩ tôi có đủ sức để chinh phục giải đấu ấy.

Nadal: Hình bóng kình địch Djokovic (Kỳ 50) - 3

Nadal thất bại trong trận chung kết Wimbledon 2006 trước Federer

Nhưng sau khi vô địch Roland Garros 2006, một lần nữa tôi lại tuyên bố sẽ đăng quang tại Wimbledon và Carlos Costa cũng thay đổi ý kiến của ông. Một phần vì bề mặt sân cỏ êm ái thích hợp với đôi chân của tôi, và trên hết ông ấy đã thấy tôi có đủ phẩm chất để vô địch giải Grand Slam danh giá đó. Carlos từng một tay vợt hàng đầu, luôn coi trọng những giải Grand Slam nhưng không nghĩ rằng ngay cả hai giải Grand Slam khác là US Open và Australian Open đều nằm trong tầm với của tôi. Nhưng Wimbledon thì có và ông ấy đã khơi dậy cho tôi ý nghĩ sẽ có một ngày nâng cao chiếc cúp vàng.

Với tất cả sự tự tin bề ngoài, sự thật tôi vẫn thiếu bản lĩnh để trở thành nhà vô địch một tháng sau chức vô địch Roland Garros 2006. Tôi đi tới trận chung kết Wimbledon nhưng Federer đánh bại tôi một cách dễ dàng, chỉ trong 4 set với tỷ số 6–0, 7–6(7–5), 6–7(2–7), 6–3.

Câu chuyện của Nadal lại quay trở lại trận chung kết Wimbledon 2008, một trong những trận đấu vĩ đại nhất lịch sử quần vợt thế giới. Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo vào lúc 19h VN, 29/11.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
Tự truyện Nadal - Câu chuyện của tôi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN