F1 - Ferrari: Tháng ngày vinh quang (P2)

Ferrari trở thành đội đua bất khả chiến bại ở nhiều năm đầu thế kỷ mới.

Khẳng định vị thế

Thập niên 80, Ferrari vô địch thế giới vào 2 năm 82 và 83 cùng 3 ngôi á quân các năm 84, 85 và 88. Sang thập niên 90, Ferrari đánh đấu tháng ngày vinh quang nhất trong lịch sử đội đua với sự xuất hiện của tay đua trẻ người Đức Michael Schumacher. Chính thức cầm lái mùa 1996, Schumacher mang về 3 chức á quân liên tiếp mùa 96, 97 và 98. Và mở ra chu kỳ thắng lợi với ngôi vô địch thế giới mùa 1999.

F1 - Ferrari: Tháng ngày vinh quang (P2) - 1

Michael Schumacher với F2000

Ferrari trở thành đội đua bất khả chiến bại ở nhiều năm đầu thế kỷ mới. Từ 2000 đến 2004, Ferrari thống trị 5 chức vô địch liên tiếp với huyền thoại Schumi – tên gọi thân mật của Michael Schumacher. Năm 2005 và 2006, Ferrari mất danh hiệu vô địch vào đối thủ xứng tầm Renault với nhà quản lý tài ba người Ý Flavio Briatore cùng tài năng trẻ Tây Ban Nha Fernando Alonso – tay đua có 2 danh hiệu vô địch thế giới cùng Renault trong 2 năm này, và hiện là tay lái số 1 của chính Ferrari sau 1 mùa được xem là thất bại tại McLaren và “kỳ án” crashgate tại Singapore năm 2008 trong 2 năm trở lại Renault; trước khi đầu quân Ferrari năm 2010.

Ferrari tiếp tục đoạt 2 chức vô địch thế giới mùa 2007 và 2008 với tay đua tài năng đầy cá tính người Phần Lan “Iceman” Kimi Raiikonen – tay đua hiện là tay lái vừa trở lại F1 đầy thách thức với chính Alonso ngay trên chiếc Lotus, tên gọi mới của Renault sau này.

F1 - Ferrari: Tháng ngày vinh quang (P2) - 2

Kimi Raikkonen với F2007

Kể từ khi Kimi rời Ferrari và làng đua F1 với lý do không còn hứng thú với đường đua F1, Ferrari gần như đứt mạch chiến thắng và không còn mang bóng dáng uy dũng của Ferrari bách chiến bách thắng ngày nào; dù sau đó đã mang về một Alonso được đánh giá là tay đua thượng thặng hiện tại.

F1 - Ferrari: Tháng ngày vinh quang (P2) - 3

Ross Brawn, Schumi và Jean Todt

Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên môn, Ferrari đánh mất chính mình kể từ khi bộ khung tài ba Jean Todt, Ross Brawn, Michael Schumacher rời đội và không giữ chân được Kimi Raikkonen. Jean Todt tiếp quản chức chủ tịch FIA điều hành hệ thống giải đua toàn thế giới. Ross Brawn lập đội đua riêng Brawn GP mua lại từ Honda GP và vô địch kép ngay mùa đầu tiên với thần đồng hồi sinh Jenson Button và hiện vẫn đang điều hành đội với tên gọi mới Mercedes GP từ mùa 2010. Schumi sau khi giải nghệ với danh xưng “huyền thoại” và 7 chức vô địch thế giới có một không hai, chính thức trở lại F1 đua cho Mercedes GP nhằm giúp phát triển thương hiệu đội đua, đã chính thức nhường lại vị trí dẫn dắt cho Lewis Hamilton – tay đua vô địch thế giới 2008 với McLaren, hiện vừa đầu quân cho Mercedes GP từ mùa 2013.

Mặt khác, đội ngũ kế cận của Ferrari sau đó được cho rằng kém linh hoạt trong giai đoạn mới của Thế thức 1, thời của những qui định chặc chẽ về tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu khí thải, nên động cơ chưa phải là điểm đích của công cuộc phát triển xe; nghiên cứu và ứng dụng khí động học để có một chiếc xe tốc độ và cân bằng mới chính là chìa khóa cuộc chơi – điều mà Red Bull với bậc thầy khí động học Adrian Newey đương kim thống lĩnh thế giới F1 với 3 chức vô địch kép 2010, 2011 và 2012 dù chỉ được đánh giá là đội đua non trẻ của một hãng đồ uống tăng lực bình dân khi so với danh tiếng của một đội đua F1 chính gốc giàu truyền thống như Scuderia Ferrari.

(Còn tiếp)

Mời các bạn đón xem phần 3 vào 10h ngày mùng 5 Tết (14/2/2012)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo R@cing24h
Ferrari: Quá khứ và khát khao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN