Vị giáo sư Toán học duy nhất nào của Việt Nam lại là tướng tình báo nổi tiếng?
Ở Việt Nam có một nhà tình báo vô cùng đặc biệt bởi ông là một giáo sư, tiến sĩ khoa học, có đóng góp trong đào tạo và phát triển ngành tin học Việt Nam.
Ai là lưỡng khoa tiến sĩ trẻ nhất hai nước Việt – Pháp?
Nguyễn Mạnh Tường
Phan Văn Trường
Trịnh Đình Thảo
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường (1909 – 1997) là một luật sư, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam. Năm 23 tuổi (1932) ông đỗ liên tiếp hai bằng Tiến sĩ tại Pháp, được khen ngợi là một tài năng hiếm có . Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường là một trí thức Việt Nam có học vị cao nhất thời Pháp thuộc. Chưa đầy 23 tuổi, tại một trường đại học vào loại danh giá của nước Pháp, trở thành một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử khoa cử của hai nước Việt - Pháp.
Ông bảo vệ luận văn tiến sĩ hai ngành nào?
Văn chương và Ngôn ngữ
Văn chương và Luật học
Văn chương và Chính trị học
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Lễ bảo vệ luận án tiến sĩ Luật (đề tài Cá nhân trong xã hội cổ nước Nam, Tổng luận về luật nhà Lê) diễn ra ngày 28/5/1932 của Nguyễn Mạnh Tường đã thu hút nhiều người dự, được đánh giá là một sự kiện làm rạng danh trường Đại học Montpellier. Khó ai tin nổi rằng tháng 7 cùng năm, ông lại bảo vệ luận án tiến sĩ Văn chương "Luận án giá trị Kịch Alfret de Musset" kèm theo một bản phụ lục "Nước An Nam trong văn học Pháp của Jules Boissière". Nguyễn Mạnh Tường trở thành hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử khoa cử hai nước Việt - Pháp. Như vậy, trong năm 1932, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ hai ngành khác nhau. Cho đến tận ngày nay, Việt Nam và Pháp vẫn chưa có ai ở tuổi 23 đạt được một lúc hai bằng tiến sĩ. Đặc biệt, hai bằng tiến sĩ Pháp của ông là bằng tiến sĩ quốc gia (docteur d’État) khác và giá trị hơn bằng tiến sĩ ngày nay (docteur nouveau) mà nhiều người có thể đạt được.
Ai là ông tổ nghề luật sư ở Việt Nam?
Phan Văn Trường
Trịnh Đình Thảo
Hoàng Xuân Hãn
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Phan Văn Trường (1876-1933) sinh ra tại xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, trong một gia đình khoa bảng. Vì thông thạo chữ Hán, chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp nên sau khi tốt nghiệp trường thông ngôn ở Hà Nội, ông đảm nhận vị trí thông ngôn viên tại Văn phòng Phủ Thống đốc xứ Bắc kỳ. Năm 1908, ông lên đường sang Pháp theo học ngành Luật tại Đại học Sorbonne, Paris. Sau khi tốt nghiệp cử nhân, năm 1912, ông hoạt động tại Đoàn Luật sư Paris và hành nghề ở Tòa Thượng thẩm. Chủ nhiệm Đoàn luật sư là một người Pháp tiến bộ, rất tin tưởng tài năng và đức độ của ông, kính trọng một luật sư người Việt xuất sắc, ham học. Năm 1918, ông hoàn thành luận văn tiến sĩ luật loại xuất sắc. TS Phan Văn Trường được ghi nhận là tiến sĩ luật đầu tiên, ông tổ của nghề luật sư ở Việt Nam.
Ông từng đỗ cử nhân cùng lúc hai ngành nào ở Đại học Sorbonne, Pháp?
Luật và Toán
Luật và Nghệ thuật
Luật và Văn khoa
Câu trả lời đúng là đáp án C:
Sau khi tốt nghiệp trường thông ngôn ở Hà Nội, nhờ vào việc thông báo chữ Hán, chữ Quốc ngữ và cả tiếng Pháp, ông đã được vào làm việc ở Văn phòng Phủ Thống đốc xứ Bắc kỳ vị trí thông ngôn viên. Đến năm 1908, ông Phan Văn Trường sang Pháp du học về ngành Luật tại Trường Đại học Sorbonne, Paris. Bên cạnh đó, ông cũng đăng ký thêm ngành Văn khoa. Vài năm sau đó, ông tốt nghiệp cùng lúc cả 2 ngành. Trong thời gian ở Pháp, ông Phan Văn Trường làm giáo viên phụ giảng tiếng Việt tại trường Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương (Ecole des Langues Orientales). Năm 1912, sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Luật, ông hoạt động tại Đoàn Luật sư Paris và hành nghề ở Tòa Thượng thẩm. Nhờ vào tài năng và phẩm chất của mình, ông được chủ nhiệm Đoàn luật sư vốn là 1 người Pháp tiến bộ vô cùng tin tưởng và kính trọng. Năm 1918, ông hoàn thành khóa luận văn tiến sĩ luật loại xuất sắc.
Ông từng tham gia xuất bản tờ báo nào?
Gia Định báo
Đông Dương tạp chí
Chuông rè
Câu trả lời đúng là đáp án C:
Cuối năm 1923, Phan Văn Trường về nước, tiếp tục đấu tranh cho độc lập dân tộc bằng sự kết hợp giữa pháp luật và báo chí. Ông mở văn phòng luật sư tại số 19 đường Mac Mahon (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) tại Sài Gòn. Ngoài việc thực hành nghề, ông tham gia diễn thuyết trước đông đảo đồng bào Sài Gòn. Một trong các thành tựu của ông là xuất bản báo Chuông rè (La Cloche Fêlee) bằng tiếng Pháp cùng với Nguyễn An Ninh để truyền bá một cách kín đáo những tư tưởng yêu nước, tiến bộ. Tờ Chuông rè do Nguyễn An Ninh thành lập, số đầu tiên ra ngày 10/12/1923, bị đình bản ngày 14/7/1924. Đến ngày 26/11/1925, báo tục bản, do Phan Văn Trường làm chủ nhiệm. Năm 1926, báo đổi tên thành Nước Nam (L’Annam), hoạt động cho đến khi bị đình bản vào đầu tháng 2/1928. Năm 1928, ông bị tòa án thực dân kết tội "xúi kích làm phản, kêu dân Việt Nam nổi loạn để đuổi người Pháp ra khỏi xứ", xử hai năm tù giam. Ông chống án sang Pháp, nhưng một năm rưỡi sau Tòa Thượng thẩm Paris xét xử và y án cũ. Bị giam ở Pháp đến năm 1931 mới mãn hạn tù, ông trở về Sài Gòn và gặp lại Nguyễn An Ninh với ý định tiếp tục cuộc đấu tranh trên mặt trận báo chí công khai.
Ai là tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam?
Lê Văn Thiêm
Văn Như Cương
Phạm Tỉnh Quát
Câu trả lời đúng là đáp án A:
GS Lê Văn Thiêm, sinh năm 1918 ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Năm 1939, Lê Văn Thiêm trở thành sinh viên khoa Toán tại Đại học Sư phạm Paris. Bị gián đoạn đèn sách do chiến tranh thế giới thứ hai, đến năm 1943, ông mới tiếp tục việc học và năm sau nhận bằng thạc sĩ Toán. Được học bổng, Lê Văn Thiêm sang Đức làm luận án tiến sĩ Toán tại Đại học Göttingen do nhà Toán học Hans Wittich hướng dẫn. Luận án "Về việc xác định kiểu của một diện Riemann mở đơn liên" được Lê Văn Thiêm bảo vệ thành công ngày 4/4/1945. Ông trở thành người Việt Nam đầu tiên cầm trong tay bằng tiến sĩ Toán.
Giáo sư Toán học duy nhất nào của Việt Nam là tướng tình báo nổi tiếng?
Phạm Xuân Ẩn
Nguyễn Đình Ngọc
Nguyễn Ngọc Nhạ
Câu trả lời đúng là đáp án B:
GS, nhà tình báo Nguyễn Đình Ngọc (1932-2006). Ông là một giáo sư, tiến sĩ khoa học, có đóng góp trong đào tạo và phát triển ngành tin học Việt Nam GS Nguyễn Đình Ngọc sinh năm 1932 ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông là điệp viên đơn tuyến thuộc Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam. Năm 1955, ông đến Pháp, tốt nghiệp ba bằng kỹ sư về các ngành Thủy văn - Khí tượng, Đóng tàu và Viễn thông; hai bằng tiến sĩ về Địa lý và Toán học, trở thành người Việt Nam hiếm hoi làm giáo sư giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng của Pháp. Ông cũng từng làm việc tại Viện Nghiên cứu khoa học cao cấp (IHES) ở Pháp. Năm 1966, tổ chức điều ông trở lại miền Nam với hoạt động công khai là giáo sư của trường đại học. Nhà toán học nổi tiếng này sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tình báo đã được phong quân hàm thiếu tướng công an nhân dân Việt Nam năm 1994.
Nữ Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam là ai?
Hoàng Thị Nga
Hoàng Xuân Sính
Nguyễn Thị Thiều Hoa
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Bà Hoàng Thị Nga sinh năm 1903, trong một gia đình gia thế ở làng Đông Ngạc, tổng Minh Cảo, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Cầu Đơ (nay là phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Bà học tại trường Sư phạm nữ sinh người Việt (École Normale des Institutrices annamites, nay là trường THCS Trưng Vương) ở phố Hàng Bài (tên chính thức là Đại lộ Đồng Khánh). Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm, bà dạy học ở Đáp Cầu (Bắc Ninh) một thời gian. Sau đó, bà theo học tại trường Cao đẳng Sư phạm (École Supérieure de Pédagogie). Tháng 8/1928, bà theo học tại khoa Khoa học (Faculté des sciences) thuộc Đại học Paris (nay là Đại học Sorbonne). Năm 1931, bà lấy được bằng Cử nhân. Ngày 19/3/1935, bà bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Khoa học vật lý (Docteur ès sciences physiques) với nhan đề "Tính chất quang điện của các chất hữu cơ" (Propriétés photovoltaïques des substances organiques). Bà cũng trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đạt được học vị Tiến sĩ khoa học.
Bạn hãy tiếp tục tìm hiểu về lịch sử dân tộc nhé!
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương cho đến hết thời Hùng Vương kéo dài hơn 2.600 năm.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]