Trường đại học nào lâu đời nhất Việt Nam?
Với bề dày hơn 120 năm tuổi, ngôi trường ở Thủ đô Hà Nội được cho là đại học lâu đời nhất ở Việt Nam. Ngôi trường này do người Pháp thành lập năm 1902, ban đầu đào tạo nhân lực y khoa cho cả ba nước Đông Dương.
Trường đại học lâu đời nhất Việt Nam là?
Trường đại học Y Hà Nội
Trường đại học Sài Gòn
Trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Được người Pháp thành lập năm 1902 với tên gọi là Trường Y khoa Hà Nội, ban đầu đào tạo nhân lực y khoa cho cả ba nước Đông Dương, sau nhiều lần đổi tên, đến nay là Đại học Y Hà Nội. Đây là trường đại học có lịch sử lâu đời nhất và là nơi đào tạo, giảng dạy, trưởng thành của nhiều danh nhân y học Việt Nam.
Hiệu trưởng đầu tiên của trường đại học Y Hà Nội là ai?
GS Galliard
GS Huard
Bác sĩ Alexandre Yersin
Câu trả lời đúng là đáp án C:
Nhà bác học nổi tiếng, người đầu tiên tìm ra vi khuẩn dịch hạch trên thế giới - bác sĩ Alexandre Yersin được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đầu tiên của trường Y khoa Hà Nội . Ông giữ chức trong 2,5 năm với quyết tâm xây dựng một trường y chính quy và hiện đại ở Đông Nam Á, có quy chế tương tự như Đại học Y Paris. Khó khăn đầu tiên ông phải vượt qua là trình độ học sinh đầu vào của trường chỉ đủ để đào tạo y tá, nhưng ông đã cho bổ túc văn hoá cho họ để có thể đào tạo y sỹ, nhờ vậy sau này khi đủ điều kiện trường được nâng cấp lên cao đẳng, rồi đại học. Alexandre Yersin đã thiết lập chương trình, giáo trình theo mẫu Đại học Y khoa Pháp và cũng là người trực tiếp giảng dạy. Trong thời gian làm hiệu trưởng, nhận thấy cơ sở trường và bệnh viện thực hành khá xa nhau, không thuận tiện cho việc học tập của sinh viên, Yersin đã đề nghị chuyển trường từ ấp Thái Hà về phố Bobilot (nay là phố Lê Thánh Tông). Tháng 4/1903, trường được chuyển về phố Bobilot. Bệnh viện thực hành cũng dời về phố Armalot Roussau (nay là phố Lò Đúc). Ông cho lập thêm một cơ sở cho sinh viên mổ xác, nay là Viện Giải phẫu ở phố Tăng Bạt Hổ và một khu điều chế thuốc, nay là Viện Vệ sinh Dịch tễ ở phố Yersin. Dù vậy, giới cầm quyền Pháp không chấp nhận nhiều ý tưởng và việc làm quá mạnh dạn nên ông phải rời ghế hiệu trưởng sau 2,5 năm.
A.Yersin là người sáng lập và là Hiệu trưởng đẩu tiên của Trường Y Khoa Đông Dương, ông cũng là người sáng lập Viện Pasteur Nha Trang. Điều này đúng hay sai?
Đúng
Sai
Câu trả lời đúng là đáp án A:
A.Yersin là người sáng lập và là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Khoa Đông Dương, tiền thân của Trường Đại học Y Hà Nội ngày nay. Ông cũng là người sáng lập Viện Pasteur Nha Trang. Là một nhà khoa học lớn với đức tính khiêm nhường, gần gũi mọi người, A.Yersin đã để lại sự nghiệp khoa học đồ sộ và quý giá. Ông là tấm gương sáng về lòng say mê khoa học, say mê tìm tòi nghiên cứu, khám phá những điều mới lạ. Trí tuệ khoa học, lòng nhân ái của nhà Bác học A.Yersin đã trở thành biểu tượng rực rỡ của tinh thần thời đại, tinh thần quốc tế cao cả!
Ngôn ngữ nào được sử dụng trong thời gian đầu thành lập trường?
Tiếng Pháp
Tiếng Việt
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Từ năm 1902 cho đến năm 1945, các hiệu trưởng của trường Y khoa Hà Nội đều là người Pháp và trường nằm dưới sự điều hành của Đại học Paris, ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Pháp. Sự phát triển của trường dẫn đến hình thành hai bệnh viện thực hành đó là Bệnh viện Phủ Doãn và Bệnh viện Bạch Mai.
Hiệu trưởng người Việt đầu tiên của trường là?
GS Tôn Thất Tùng
GS Hồ Đắc Di
Bác sĩ Tôn Thất Tùng
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Sau Cách mạng Tháng Tám, trường được đổi tên thành Đại học Y Dược Việt Nam và cũng là trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Giáo sư, bác sĩ Hồ Ðắc Di là người Việt Nam đầu tiên được bổ nhiệm chức vụ hiệu trưởng của trường. Ngày 15/11/1945, GS Hồ Ðắc Di đã đọc diễn văn khai giảng trước sự chứng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng uy tín lớn của mình, ông đã tập hợp được những thầy thuốc có chuyên môn giỏi và luôn tâm huyết với nghề về giảng dạy. Nhiều thầy thuốc trẻ đã được đào tạo tại trường hoặc được tu nghiệp ở nước ngoài trở về nước, góp phần làm tăng dần đội ngũ giảng viên. Trong đó có các nhà khoa học lớn như GS Tôn Thất Tùng, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, GS Ðặng Văn Ngữ, GS Ðỗ Xuân Hợp.
Đại học nào rộng nhất khu vực nội thành Hà Nội?
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đại học Xây dựng
Đại học Sư phạm Hà Nội
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập năm 1956. Diện tích thực tế của trường hiện nay là hơn 26 ha. Trong khi đó, theo trang thông tin điện tử phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, diện tích tự nhiên của phường này là 54 ha. Thống kê cơ sở vật chất năm học 2021-2022, diện tích sàn trên một sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội là 9,5 m2. Trường có hơn 400 phòng thí nghiệm, xưởng thực hành; gần 300 phòng học cùng nhiều hội trường, nhà tập đa năng, thư viện, bể bơi, sân vận động.
Vị trí của trường này trước đây là công trình gì?
Ký túc xá sinh viên ba nước Đông Dương
Đại học Đông Dương
Thư viện Đông Dương
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Đông Dương học xá được chọn làm địa điểm xây dựng Đại học Bách khoa Hà Nội. Cơ sở này nguyên là ký túc xá của sinh viên ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), được xây dựng từ năm 1938. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nơi này đổi tên thành Việt Nam học xá. Khi tái chiếm Hà Nội, thực dân Pháp biến Việt Nam học xá thành trại lính, trại giam và gọi là "Bốt Đông Dương học xá". Sau khi chính quyền cách mạng tiếp quản Thủ đô, bộ đội ta đã rà phá mìn, dỡ hết dây thép gai và bàn giao lại cho Bộ Giáo dục. Quy mô mặt bằng khi đó cũng chỉ được xác định đại thể là lấy khu nội trú Đông Dương học xá làm trung tâm rồi phát triển mở rộng ra vùng đất trống trong khu vực bao quanh bởi 4 đường Bạch Mai (phía Đông), Đại Cồ Việt (phía Bắc), Nam Bộ cũ - tức Giải phóng ngày nay (phía Tây) và Đại La (phía Nam).
Đại học lâu đời nhất của Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 theo sáng kiến của ai?
Thương nhân người Hoa
Thương nhân người Việt
Thương nhân người Pháp
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 theo sáng kiến của một thương nhân người Hoa là ông Tạ Mã Điền (tục danh là Má Chín Dảnh), với tên gọi ban đầu là trường Trung học Pháp - Hoa (tên tiếng Pháp là Lycée Franco - Chinois), dành riêng cho con em Hoa kiều tại Việt Nam. Kiến trúc của Đại học Sài Gòn mang màu sắc cổ điển, pha trộn giữa văn hoá phương Tây và Trung hoa, nổi bật với kết cấu gỗ đối xứng, cửa sổ mái vòm đặc trưng cho phong cách Pháp. Ngoài trường Trung học Pháp - Hoa, Tạ Mã Điền còn thành lập trường Tiểu học Minh Dương ở khu Chợ Lớn. Với sự đóng góp về phát triển kinh tế ở Nam kỳ, năm 1932, ông được chính phủ Pháp ban thưởng Huân chương hiệp sĩ Bắc đẩu bội tinh.
Bạn hãy tiếp tục tìm hiểu về lịch sử dân tộc nhé!
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương cho đến hết thời Hùng Vương kéo dài hơn 2.600 năm.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]