Nhà giáo nào nổi danh về tài tiên tri, triết lý 'thiện là dòng dõi của giáo dục'

Sự kiện: Quiz

Ông là một nhà giáo nổi tiếng thời kỳ Nam - Bắc triều (Lê - Mạc phân tranh) với tính tình cương trực, mạnh mẽ cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Nhiều người mến phục ông nhờ tài tiên tri và triết lý "thiện là dòng dõi của giáo dục".

1

Nhà giáo nào là nhân vật có ảnh hưởng lớn ở thế kỷ 16 và nổi danh về tài tiên tri?

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Phạm Sư Mạch

Ông Ích Khiêm

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), tên huý là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân am cư sĩ, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam – Bắc triều (Lê – Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước “Trình Tuyền hầu” rồi thăng tới “Trình Quốc công” mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Dưới thời phong kiến của Việt Nam, ông là một trong số rất hiếm văn nhân Nho gia điển hình (tức là những người không phải quan tướng nắm binh quyền và chưa từng cầm quân ra trận) được phong tới tước Công ("Quận công" hay '"Quốc công'") ngay từ lúc còn sống. Trình Quốc công là tước phong chính thức cao nhất của vua nhà Mạc ban cho Nguyễn Bỉnh Khiêm gần 20 năm trước khi ông mất.

2

Nguyễn Bỉnh Khiêm có biệt danh là Tuyết Giang phu tử?

Đúng

Sai

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), tên huý là Văn Đạt, sinh ra dưới thời vua Lê Thánh Tông - thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Ông hiệu Bạch Vân cư sĩ, biệt hiệu Tuyết Giang phu tử, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).

3

Ông làm quan được mấy năm thì xin vua cho về mở trường dạy học?

8 năm

9 năm

10 năm

Câu trảo lời đúng là đáp án A:

Làm quan được 8 năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần không được vua nghe cụ xin cáo quan năm 1542 về ở ẩn lập Am gọi Bạch Vân Am và hiệu Bạch Vân Cư Sĩ. Ông mở trường dạy học cạnh sông Hàn giang còn có tên Tuyết giang, nên học trò gọi ông "Tuyết giang Phu tử".

4

Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại cho hậu thế bao nhiêu câu sấm ký?

387 câu

487 câu

587 câu

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Ông để lại cho hậu thế 487 câu sấm ký cách đây đã trên 500 năm. Kỳ lạ là không ít sự kiện lịch sử Việt Nam và thế giới đã xảy ra trong suốt 500 năm qua có không ít điều "ứng” vào các câu ghi trong “Sấm Trạng Trình". Trong Sấm Ký, Trạng ghi rõ về những biến thiên trong lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng cho đến hôm nay. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được xem là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam thông qua câu Sấm "Việt Nam khởi tổ gầy nên". Tên nước lúc ông tiên tri là Đại Việt, 300 năm sau đổi thành Nam Việt và sau đó trở thành Việt Nam như hiện nay.

5

Hai câu thơ sau: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ./ Người khôn, người đến chốn lao xao” nằm trong bài thơ nào của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Cảnh nhàn

Dại khôn

Giới sắc

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Cảnh nhàn là bài thơ Nôm trích từ tập Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. "Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu đến bóng cây ta hãy uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao." Các nhà nghiên cứu cho rằng, tư tưởng, triết lý "nhàn" là một chủ đề lớn trong thơ nguyễn Bỉnh Khiêm, đặc biệt trong Bạch Vân quốc ngữ thi. Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hoà hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

6

Ai từng là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Nguyễn Dữ

Phùng Khắc Khoan

Cả hai đáp án trên

Câu trả lời đúng là đáp án C:

Nguyễn Bỉnh Khiêm là trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Lớn lên trong thời kỳ nhà Hậu Lê rơi vào khủng hoảng, suy tàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không ra ứng thi sớm. Tính từ khi trưởng thành, ông bỏ qua sáu khoa thi dưới triều Lê sơ. Ngay cả khi nhà Mạc lên thay cho Lê sơ năm 1527, xã hội dần đi vào ổn định, ông vẫn chưa ra ứng thi mà bỏ qua hai khoa thi đầu dưới triều Mạc. Tới năm 1535, dưới thời vua Mạc Thái Tông Đăng Doanh - thời thịnh trị nhất của nhà Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay trạng nguyên. Năm đó, ông đã ngoài 40 tuổi. Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Bỉnh Khiêm được bổ nhiệm làm nhiều chức vụ. Đến khi Mạc Thái Tông đột ngột qua đời vào năm 1540, Mạc Hiến Tông còn ít tuổi lên thay cha khiến triều chính nhiễu nhương, Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ trị tội 18 lộng thần nhưng không được vua chấp nhận nên năm 1542 đã xin về quê. Sau hai năm, vua Mạc lại sai người về phong tước Trình Tuyền Hầu cho ông rồi lại thăng ông lên chức Thượng thư Bộ Lại, Thái phó, tước Trình Quốc Công. Gần 20 năm (từ năm 53 đến 73 tuổi), Nguyễn Bỉnh Khiêm không ở hẳn kinh sư nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính. Sách Lịch triều hiến chương loại chí viết: "Vua Mạc tôn như bậc thầy, khi trong nước có việc quan trọng vẫn sai sứ đến hỏi ông. Có lúc còn triệu ông về kinh để hỏi mưu lớn", "ông học rộng khắp các sách, hiểu sâu nghĩa lý Kinh Dịch, mưa nắng, họa, phúc việc gì cũng biết trước". Ông có đông học trò, trong đó nhiều người nổi tiếng như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ, Nguyễn Quyện.

7

Nguyễn Bỉnh Khiểm đỗ trạng nguyên ở độ tuổi nào?

24 tuổi

34 tuổi

44 tuổi

Câu trả lời đúng là đáp án C:

Khi nhà Hậu Lê (Lê sơ và Lê trung hưng) rơi vào khủng hoảng, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không ra ứng thi sớm. Tính từ khi trưởng thành, ông bỏ qua sáu khoa thi dưới triều Lê sơ. Ngay cả khi nhà Mạc lên thay cho Lê sơ năm 1527, xã hội dần ổn định, ông vẫn bỏ qua hai khoa thi đầu dưới triều Mạc. Tới năm 1535, dưới thời vua Mạc Đăng Doanh, thời thịnh trị nhất của nhà Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay trạng nguyên. Năm đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã 44 tuổi. Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Bỉnh Khiêm được bổ nhiệm làm nhiều chức vụ, được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi Trình Quốc Công nên dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Trong gần 20 năm (từ 53 đến 73 tuổi), Nguyễn Bỉnh Khiêm không ra ở hẳn kinh sư nhưng vẫn đảm nhiệm nhiều việc triều chính. Sách Lịch triều hiến chương loại chí viết: "Vua Mạc tôn như bậc thầy, khi trong nước có việc quan trọng vẫn sai sứ đến hỏi ông. Có lúc còn triệu ông về kinh để hỏi mưu lớn", "ông học rộng, hiểu sâu nghĩa lý Kinh Dịch, mưa nắng, họa, phúc việc gì cũng biết trước".

Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"

Thiên tài nào từng từ chối lời mời làm tổng thống Israel?

Ông là nhà khoa học người Đức gốc Do Thái, sắc tộc chủ yếu ở Israel, nên được mời giữ cương vị tổng thống của quốc gia này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp (Tiền Phong)
Quiz Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN