Ai là 'công chúa tình báo' đầu tiên trong sử Việt?
Vị công chúa đã có một cuộc hôn nhân trọng đại cùng với Trấn Nam Vương của nhà Nguyên - Thoát Hoan. Theo một số ghi chép, cô đã làm nhiệm vụ mật báo nhiều tin tức quan trọng, là một "điệp viên cao cấp" của nhà Trần.
Ai là nữ trạng nguyên đầu tiên và duy nhất trong lịch sử khoa bảng phong kiến Việt Nam?
Nguyễn Thị Duệ
Nguyễn Thị Loan
Hồ Xuân Hương
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Lịch sử khoa bảng hơn 800 năm của Việt Nam xuất hiện một tiến sĩ nữ. Sách Đại Nam dư địa chí ước biên viết: "Am Đàm Hoa, Tiến sĩ gái" (ở am Đàm Hoa có một nữ tiến sĩ). Đại Nam nhất thống chí gọi tên bà là Nguyễn Thị Duệ, một số tài liệu khác ghi là Nguyễn Thị Du hoặc Nguyễn Ngọc Toàn. Nguyễn Thị Duệ sống vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, quê ở làng Kiệt Đặc (nay là phường Văn An), huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Khi nhà Mạc bị họ Trịnh chiếm kinh đô, phải đến Cao Bằng lánh nạn, gia đình bà Duệ cũng tị nạn trên đó. 10 tuổi, Nguyễn Thị Duệ đã biết làm văn thơ, được cha cho giả trai để theo thầy học chữ. Năm nhà Mạc mở khoa thi, Nguyễn Thị Duệ giả trai, lấy tên là Nguyễn Ngọc Du đi thi rồi lần lượt vượt qua kỳ thi Hương, Hội và Đình để trở thành người đỗ đầu. Khi ấy, bà chỉ khoảng 17-20 tuổi.
Khi bị phát hiện giả nam, triều định xử lý bà ra sao?
Phế danh hiệu
Bị xử đi đày
Ban cho làm lễ quan trong cung
Câu trả lời đúng là đáp án C:
Sách Những người thầy trong sử Việt viết khi triều đình mở yến tiệc đãi các tân khoa, Nguyễn Ngọc Du là người đầu tiên đến làm lễ trước bệ rồng. Khi nhà vua ban ngự tửu, Nguyễn Ngọc Du đến nhận lễ. Thấy Trạng nguyên mặt hoa da phấn, thân hình mảnh mai, sóng mắt long lanh, vua mới ngờ vực rồi hỏi và được biết Du thực chất là con gái. Cả triều đình kinh ngạc vì chuyện xưa nay chưa từng có, chưa kể đây là tội khi quân, khó thoát khỏi án chết. Tuy nhiên, vua Mạc đã không trừng phạt mà còn khen ngợi và tỏ ra rất quý trọng tài sắc của bà, cho lấy lại tên cũ, ban cho làm Lễ quan trong cung, dạy chữ và lễ nghi cho các cung tần, thị nữ.
Công chúa đầu tiên của Việt Nam tốt nghiệp thạc sĩ ở nước ngoài là ai?
Công chúa Nguyễn Phúc Như Ý
Công chúa Nguyễn Phúc Như Mai
Công chúa Nguyễn Phúc Phương Mai
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Công chúa Như Mai sinh năm 1905, là con gái của vua Hàm Nghi. Bà là phụ nữ đầu tiên của Việt Nam đỗ thạc sĩ Nông lâm. Trong cuốn "Các vương phi, công chúa, nữ cung triều Nguyễn", tác giả Tôn Thất Bình viết công chúa Như Mai được gửi đến Paris học, thi vào Đại học Nông lâm, đỗ thứ năm. Suốt thời gian học, công chúa là sinh viên giỏi. Tốt nghiệp thủ khoa thạc sĩ Nông lâm ở Pháp, công chúa Như Mai trở lại Alger (Algeria) sống với vợ chồng vua Hàm Nghi, sau đó quay lại Pháp làm việc và tiếp tục học thêm, lấy bằng về Hóa học. Bà làm việc tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Pháp, rồi đến tỉnh Dordogne và Correze. Tại tỉnh Correze, quê mẹ, công chúa đã hỗ trợ dân nghèo kỹ thuật trồng trọt nên rất được quý trọng.
Ai là công chúa đầu tiên lấy chồng người nước ngoài?
Công chúa Ngọc Hân
Công chúa Huyền Trân
Công chúa Ngọc Bình
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Công chúa Huyền Trân là con gái vua Trần Nhân Tông, em gái Trần Anh Tông. Bà là một trong những công chúa nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trong sử Việt. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép mùa hạ tháng 6/1306, Trần Anh Tông gả em gái, công chúa Huyền Trân, cho chúa Chiêm Thành là Chế Mân, theo lời hứa trước đây của Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông. Vua Chiêm cống hai châu Ô, Lý làm sính lễ. Hai châu này được đổi tên thành Thuận và Hóa, gồm vùng phía nam tỉnh Quảng Trị và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay.
Dân chúng sau suy tôn công chúa Huyền Trân là?
Thần Mẫu
Bà Chúa
Phúc Thần
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Một năm sau, Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được vua Anh Tông sai tướng Trần Khắc Chung cướp về vì theo tục lệ Chiêm Thành, hễ vua mất thì hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu để chết theo. Sau đó bà xuất gia rồi mất vào năm 1340, khi đã ngoài 50 tuổi. Dân chúng quanh vùng thương tiếc, tôn bà là Thần Mẫu và lập đền thờ cạnh chùa Nộm Sơn. Ngày bà mất sau này hàng năm trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.
Ai là người phụ nữ mở nghiệp nhà Trần?
Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung
Nguyên phi Ỷ Lan
Huyền Trân công chúa
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Trần Thị Dung (không rõ năm sinh), sinh dưới thời vua Lý Cao Tông trị vì, khi nhà Lý suy yếu. Bà là con của Trần Lý - người giàu có và thế lực ở Lưu Gia (nay là làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, Thái Bình). Năm 1209, bà được hoàng tử Sảm (sau là vua Lý Huệ Tông) đem lòng cảm mến khi đang chạy loạn đến Lưu Gia. Sau nhiều trắc trở, bà thành vợ của vua Lý Huệ Tông, chính thức được sắc phong vào năm 1216 và trở thành hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, bà có hai công chúa là Thuận Thiên và Chiêu Thánh. Năm 1224, bà cùng Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ ép vua truyền ngôi cho Lý Chiêu Thánh. Hai người sau đó sắp xếp để cháu ruột của mình là Trần Cảnh trở thành chồng của nữ vương. Sau đó một năm, Lý Chiêu Thánh khi ấy mới 7 tuổi nhường ngôi cho chồng. Giang sơn từ đây do nhà Trần cai trị với vị vua đầu tiên là Trần Cảnh - Trần Thái Tông. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết trời sinh ra bà Trần Thị Dung để "mở nghiệp nhà Trần".
Sau khi lấy giang sơn về cho nhà Trần, Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung bị phế ngôi đúng không?
Đúng
Sai
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Sau khi lấy giang sơn về cho nhà Trần, hoàng thái hậu nhà Lý Trần Thị Dung bị phế ngôi. Tuy nhiên, vua Trần Thái Tông vì nghĩ bà từng là hoàng hậu của Lý Huệ Tông nên phong làm Linh Từ quốc mẫu, một cách gọi khác của hoàng hậu. Bà vẫn được hưởng chế độ nghi trượng, kiệu xe theo nghi thức của hoàng hậu. Bà sau đó tái hôn với thái sư Trần Thủ Độ. Dù bị chê trách trong chuyện hôn nhân, bà vẫn được đánh giá là "trước sau đều vì sự tồn tại và phát triển cơ nghiệp họ Trần".
Công chúa nào lấy vua của hai triều đại đối địch?
Lê Ngọc Bình
Lê Ngọc Hân
Trần Thị Dung
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Công chúa Lê Ngọc Bình sinh năm 1783 (có tài liệu ghi 1785), là con út vua Lê Hiển Tông và Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều, cũng là em gái cùng cha khác mẹ với công chúa Ngọc Hân. Dân gian lưu truyền Ngọc Bình nổi tiếng đẹp sắc nước hương trời, cơ thể có mùi hương vô cùng cuốn hút. Số phận đưa đẩy bà kết duyên cùng hai vị vua của hai triều đại đối địch là Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn và Gia Long triều Nguyễn. Là con của vua Lê nhưng lấy hai đời chồng là vua của hai vương triều đối địch nhau, công chúa Ngọc Bình trở thành người có số phận lạ lùng trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Vì vậy, hàng trăm năm qua, dân gian vẫn truyền tụng câu ca dao về bà: "Số đâu có số lạ lùng/Con vua lại lấy hai chồng làm vua".
Công chúa được xem như “điệp viên cấp cao” của nhà Trần?
Huyền Trân công chúa
Ngọc hân công chúa
An Tư Công chúa
Câu trả lời đúng là đáp án C:
Năm 1279, sau khi đánh bại nhà Tống, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, quân Nguyên mở cuộc chiến "phục thù", tiến đánh Đại Việt lần thứ hai. Để kìm hãm ý chí tiến công của địch vào thành Thăng Long, giúp cho quân tướng nhà Trần bảo toàn lực lượng chờ ngày phản công, An Tư công chúa đã có một cuộc hôn nhân trọng đại cùng với Trấn Nam Vương của nhà Nguyên - Thoát Hoan. Theo một số ghi chép, cô đã làm nhiệm vụ mật báo nhiều tin tức quan trọng, là một "điệp viên cao cấp" của nhà Trần. Không lâu sau đó, quân Trần bắt đầu phản công ở hầu khắp các mặt trận khiến cho quân Nguyên đại bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn về nước.
Bạn hãy tiếp tục tìm hiểu về lịch sử dân tộc nhé!
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương cho đến hết thời Hùng Vương kéo dài hơn 2.600 năm.