Tam Quốc Diễn Nghĩa: Tướng tài chỉ với 1.000 lính chặn đứng 4 vạn quân của Gia Cát Lượng là ai?

Sự kiện: Tam Quốc

Chiến dịch phạt Bắc lần thứ 2 của Gia Cát Lượng thất bại một cách chóng vánh vì bất lực trước thành Trần Thương nhỏ bé.

Hác Chiêu là một nhân vật tương đối lạ lẫm trong Tam Quốc. Chiến công nổi bật nhất của vị tướng này là lần chỉ với 1.000 quân đã chặn đứng đợt công thành Trường Thương của 40.000 quân Thục do đích thân Gia Cát Lượng thống lĩnh.

Tam Quốc Diễn Nghĩa: Tướng tài chỉ với 1.000 lính chặn đứng 4 vạn quân của Gia Cát Lượng là ai? - 1

Cuối năm 228, trong bối cảnh Đại đô đốc Đông Ngô là Lục Tốn giao tranh Đại tư mã Tào Hưu của Tào Ngụy ở Thạch Bình, Thừa tướng Thục Hán là Gia Cát Lượng thừa cơ tổ chức cuộc Bắc phạt lần thứ hai, tiền về hướng Trần Thương.

Gia Cát Lượng ban đầu cho rằng Trần Thương chỉ là một thành nhỏ bé bị bỏ bê nhiều năm, nên chỉ mang theo 1 tháng lương thảo cùng 40.000 quân vội vã lên đường.

Tuy nhiên, ngay sau khi Gia Cát Lượng thất bại ở lần phạt bắc đầu tiên, Tào Chân đã đoán rằng bước tiếp theo Gia Cát Lượng nhất định sẽ đánh Trần Thương. Do đó, ông đã cử Hác Chiêu và Vương Sinh đến đó trấn thủ, đồng thời tu sửa lại tường thành.

Do đó, khi Gia Cát Lượng dẫn quân tới nơi cảm thấy vô cùng bất ngờ khi thấy thành trì kiên cố. Tuy vậy lúc đó trong thành Trần Thương cũng chỉ có hơn ngàn binh sĩ.

Vẫn giữ thói quen thận trọng, Gia Cát Lượng sai sứ giả đến dụ hàng Hác Chiêu, đồng thời thăm dò tình hình.

Tuy nhiên, Hác Chiêu nhận định Gia Cát Lượng hành quân gấp, không mang nhiều lương thực, nói với Vương Sinh rằng chỉ cần cố thủ 1 tháng, thì quân Thục sẽ tự động rút lui. Sau đó Hác Chiêu bố trí cung thủ, bày thế phòng ngự, tỏ rõ quyết tấm tử thủ.

Tam Quốc Diễn Nghĩa: Tướng tài chỉ với 1.000 lính chặn đứng 4 vạn quân của Gia Cát Lượng là ai? - 2

Đánh giá thành Trần Thương kiên cố ngoài dự đoán nhưng chỉ có hơn ngàn binh lính, quân tiếp viện của nhà Ngụy lại khó đến kịp trước mùa xuân, nên Gia Cát Lượng với quân số áp đảo vẫn quyết định công thành.

Trống hiệu nổi lên, Gia Cát Lượng cho binh sĩ dựng những chiếc thang mây cao hàng thước, mỗi thang vài ba người trèo lên công thành. Từ trên thành Hách Chiêu cho quân dùng tên lửa bắn xuống như mưa, đốt cháy hết tháng mây của quân Thục.

Gia Cát Lượng sau đó cho quân ngày đêm lắp dựng chiến xa, cho quân leo lên chiến xa mà truyền vào thành. Hách Chiêu vội vàng sai quân vận đá đến, rồi đục lỗ thủng luồn dây sắn buộc vào, quăng xuống đập xe. Xe vỡ tan tành, quân Thục không sao vào được. Hai bên ngày đêm giao chiến hơn 20 ngày, quân Thục không làm cách nào phá được thành.

Trên thực tế, Hác Chiêu (tự Bá Đạo) không phải là một vị tướng tầm thường. Trước khi trấn thủ Trần Thương, ông từng làm tướng trấn giữ quận Hà Tây hơn chục năm, nhiều lần bình định các cuộc nổi loạn của Điển Diễn, Hoàng Hoa hay Trương Tiến.

Hác Chiêu là một người rất có tiếng tăm ở vùng này nhưng do địa phận cách khá xa Trung Nguyên, nên đương thời ít ai biết tới. Nói cách khác, Hác Chiêu là tướng từng kinh qua hàng trăm trận chiến, dày dạn kinh nghiệm, nên việc có thể tùy cơ ứng biến với đấu pháp của Gia Cát Lượng hoàn toàn không có gì lạ.

Dùng đủ mọi cách không chiếm được thành, lương thực lại sắp cạn kiệt, lúc này Gia Cát Lượng lại nghe tin quân chi viện của Trương Cáp sắp đến nơi nên ông đành phải lui quân. Kết thúc chiến dịch phạt Bắc lần 2 một cách chóng vánh.

Nguồn: [Link nguồn]

Tam Quốc Diễn Nghĩa: Tào Tháo giết Hoa Đà là sai lầm hay toan tính có chủ đích?

Dù nhiều người cho rằng Tào Tháo đã chết vì quá đa nghi, giết oan Hoa Đà, nhưng sau nhiều năm nhìn lại, có vẻ như Tào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoa Vũ (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Tam Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN