Lai lịch bí ấn về thanh Bảo đao của Quan Vũ trong "Tam Quốc diễn nghĩa"

Quan Vũ đã cho mời thợ giỏi nhất trong nghề đúc vũ khí về làm bảo đao cho mình.

Quan Vũ là mãnh tướng hàng đầu trong Tam Quốc dưới trướng Lưu Bị. Thanh Long Yển Nguyệt Đao là binh khí gắn liền với hình ảnh vị tướng này. Đây là vũ khí cực kỳ lợi hại nhưng không nhiều người biết về lai lịch của nó.

Thanh đao của Quan Vũ trên màn ảnh

Thanh Long Yển Nguyệt đao do Quan Vũ đặt rèn khi chuẩn bị đánh quân Khăn Vàng trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa". Tương truyền, thanh long đao của Quan Vũ nặng 82 cân (khoảng 49 kg ngày nay).

Hình ảnh Thanh Long Yển Nguyệt đao và Quan Vũ trong "Tam Quốc diễn nghĩa".

Hình ảnh Thanh Long Yển Nguyệt đao và Quan Vũ trong "Tam Quốc diễn nghĩa".

Thanh Long Yển Nguyệt là loại binh khí có mũi nhọn, cán dài, lưỡi có hình tựa bán nguyệt, trên đao có khắc hình con rồng. Yển Nguyệt có nghĩa là cong như nửa đường cung của mặt trăng. Khi Quan Vũ xuất trận, người ta vẫn hay gọi nó là Thanh Long đao do màu xanh của sắc đao mỗi khi chém vào kẻ địch.

Hình ảnh Bảo đao này được khắc hoạ rõ nét trong bộ phim phiên bản 1994 được chuyển thể từ tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" của nhà văn La Quán Trung. Trong phim, Quan Vũ (Lục Thụ Minh) muốn làm cho mình một vũ khí thật vừa ý nên đã tìm rất nhiều bậc thầy về rèn để thảo luận. Các vị cao nhân đó đều thống nhất rằng dùng đại đao là uy nghiêm hơn cả. Đại đao lại chia làm 5 cấp bậc là: Thiết đao, Cương đao, Nhu Cương đao, Thanh Cương đao, Bảo đao.

Video: Trích đoạn quá trình rèn luyện Thanh Long Yển Nguyệt đao của Quan Vũ trong phim "Tam Quốc diễn nghĩa" năm 1994.

Trong đó, Bảo đao là loại trong truyền thuyết, vì ngay cả thợ rèn giỏi nhất luyện cả ngàn cây đao may mắn mới có được một Thanh Cương đao chứ đừng đừng nghĩ đến Bảo đao. Tuy nhiên, Quan Vũ thì nhất quyết rằng dù tốn kém bao nhiêu cũng trả tiền để rèn được Bảo đao. Quan Công ngày đêm tha thiết hầu hạ, tự mình đi tìm mọi vật liệu họ yêu cầu dù khó tới đâu. Vì vậy, hơn chục vị đại tông sư về luyện khí cảm kích, thêm vào sự háo hức luyện thành võ khí truyền thuyết nên dốc hết tâm lực rèn đao.

Sau hơn 1 tháng, những người thợ rèn được hơn chục chiếc Nhu Cương đao nhưng không chiếc nào khiến Quan Vũ vừa ý. Một tháng tiếp theo, họ luyện được một thanh Cương đao, nhưng Quan Vũ vẫn chưa vừa ý, yêu cầu luyện tiếp.

Vào một đêm trăng sáng, Quan Vũ và một vài người thợ rèn cùng uống rượu. Trong lúc vô tình, chén rượu đổ vào miếng ngọc bội vốn đeo trên người từ nhỏ. Ngay lập tức, miếng ngọc bội bỗng phát sáng và tỏa ra ánh sáng mờ mát lạnh, đồng thời lửa trong lò rèn bên cạnh đột nhiên sáng rực.

Lai lịch bí ấn về thanh Bảo đao của Quan Vũ trong "Tam Quốc diễn nghĩa" - 2

Quan Vũ cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao, cưỡi ngựa Xích Thố.

Các thợ rèn thấy điềm lạ, bèn cho là dấu hiệu báo sắp có thần vật xuất thế. Họ đề nghị Quan Vũ hãy gắn mảnh ngọc vào lưỡi đao đang rèn ngay sau khi đưa ra khỏi lò. Lúc đang tôi luyện trong nước, mảnh ngọc đột nhiên phát sáng rồi phát ra luồng bạch khí lao vút lên không trung.

Khi đao vừa được rèn xong, bỗng nhiên gió bão bắt đầu nổi lên, sau đó từ trên không trung rơi xuống 1780 giọt mưa máu. Các nho sĩ ở đó đã phân tích rằng, đó chính là máu của Thanh Long (con rồng màu xanh). Vì lý do đó mà nó đã được gọi với cái tên Thanh Long Yển Nguyệt đao. Theo sử sách ghi chép thì Yển Nguyệt đao đã lấy mạng tổng cộng 1780 người.

Sau khi Quan Vũ qua đời, Thanh Long Yển Nguyệt đao đã bị Phan Chương, tướng lĩnh của Đông Ngô chiếm đoạt. Cuối cùng Quan Hưng, con trai của Quan Vân Trường đã trả thù cho cha và lấy lại Bảo đao huyền thoại.

Yến Nguyệt Đao trong lịch sử

Thanh Long Yến Nguyệt đao mới xuất hiện từ thời nhà Tống.

Thanh Long Yến Nguyệt đao mới xuất hiện từ thời nhà Tống.

Theo tác giả Roger Pelissier của cuốn sách "Võ kinh tổng yếu”, Yển Nguyệt đao là loại binh khí ra đời từ thời nhà Tống (nghĩa là khoảng 9 thế kỷ sau thời kỳ Tam Quốc), thường dùng trong luyện tập và thể hiện sự trang nghiêm hùng tráng chứ không phải dùng trong chiến đấu.

Vào thời nhà Thanh, Quan đao phần lớn được sử dụng như một công cụ để kiểm tra sức mạnh của những người muốn trở thành sĩ quan quân đội. Các sử gia Trung Quốc đều cho rằng, vào thời đại Tam quốc, công nghệ chế tạo binh khí chưa đạt tới độ tinh xảo để có thể làm ra loại đại đao lưỡi lớn như Thanh Long Yển Nguyệt đao như nhà văn La Quán Trung mô tả trong "Tam Quốc diễn nghĩa".

Vũ khí quen thuộc của Quan Vũ là một thứ tương tự thương hoặc mâu, không phải trường đao hay Thanh Long đao huyền thoại.

Vũ khí quen thuộc của Quan Vũ là một thứ tương tự thương hoặc mâu, không phải trường đao hay Thanh Long đao huyền thoại.

Đao được sử dụng thời Tam Quốc đa số có lưỡi đao hẹp, độ dài khoảng 1m, độ dày khá lớn và có 1 lưỡi, gọi chung là Tam quốc hoàn thủ đao. Các tướng lĩnh thời Tam quốc, bao gồm cả Quan Vũ, được cho là ưa thích sử dụng trường mâu để tấn công đối phương trên lưng ngựa.

Nguồn: [Link nguồn]

Quan Vũ ”Tam quốc” ngoài đời cao 2m: Diễn viên thủ vai không được làm điều này trong 10 ngày

Chiều cao của các anh hùng Tam Quốc như Quan Vũ, Lã Bố hay Triệu Vân cũng "ngang ngửa" với các siêu mẫu ngày nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyệt Lương (Theo Sohu, Sina) ([Tên nguồn])
Tam Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN