Tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam 'khủng' thế nào?

Sự kiện: Quiz

Tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho đã thay đổi tư duy giao thông của người Việt lúc đó chỉ với hai phương tiện là ngựa và ghe thuyền. Tuyến đường sắt đầu tiên dài 71 km, do người Pháp xây dựng với tổng kinh phí 12 triệu Franc và 11.000 nhân công.

1

Tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam được xây dựng từ năm nào?

1879

1880

1881

Câu trả lời đúng là đáp án C:

Sài Gòn - Mỹ Tho là tuyến đường sắt đầu tiên. Khi xâm chiếm Việt Nam, người Pháp muốn xây dựng tuyến đường sắt đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhằm khai thác vùng đất giàu có này. Sau những cuộc tranh luận kéo dài về hiệu quả kinh tế và sự cần thiết, đầu năm 1881, người Pháp quyết định xây đường sắt từ Sài Gòn tới Mỹ Tho dài 71 km, tổng kinh phí gần 12 triệu Franc, 11.000 nhân công. Mọi vật liệu đều chở từ Pháp sang.

2

Đây cũng là tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương? Điều này đúng hay sai?

Đúng

Sai

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Theo các tài liệu được lưu giữ, phần lớn tuyến đường sắt này xuyên qua những cánh đồng và đường dân cư. Trong đó, một số đoạn đất thấp và bùn lầy phải mất thêm thời gian gia cố nền đường. Một vấn đề khác là tuyến đường sắt này bị ngăn cách bởi 2 con sông. Vì vậy, vừa thi công các nhà thầu vừa đặt hãng Eiffel (Pháp) chế tạo 2 cây cầu sắt Bến Lức (bắc qua sông Vàm Cỏ Đông) và cầu Tân An (bắc qua sông Vàm Cỏ Tây) để xe lửa qua sông. Ngày 20/7/1885 chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt sông Vàm Cỏ Đông đến ga cuối cùng tại trung tâm thành phố Mỹ Tho, đánh dấu sự ra đời của ngành đường sắt Việt Nam. Tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho được đánh giá là giúp thay đổi hẳn tư duy giao thông của người Việt vào cuối thế kỷ 19 khi chỉ có hai phương tiện là ngựa và ghe thuyền. Đây cũng là tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương.

3

Tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho tồn tại bao nhiêu năm?

72

73

74

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Với 73 năm tồn tại, tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho đã tác động mạnh vào đời sống, tình cảm, tập quán, văn hóa... của người dân Nam bộ, đặc biệt là khu vực phía bắc sống Tiền. Trong cuốn Sài Gòn năm xưa, học giả Vương Hồng Sển đã ghi lại khá nhiều mẩu chuyện, câu ca dao có liên quan đến tuyến xe lửa này. Chẳng hạn, câu thơ truyền miệng tả cảnh ga Bến Thành như sau: "Mười giờ tàu lại Bến Thành/ Xúp lê vội thổi, bộ hành lao xao". Hay: "Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ/ Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu...". Qua bao nhiêu thời gian, tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho giờ chỉ còn lại trong ký ức những người lớn tuổi. Hiện, toàn bộ tuyến đường sắt vàng son một thời đã bị tháo dỡ, ga Sài Gòn cũng bị dời ra Hoà Hưng, chỉ còn sót lại vài hạng mục như trụ cầu, nhà ga rải rác suốt tuyến đường hơn 70 cây số.

4

Hiện, đường sắt Việt Nam chạy qua bao nhiêu tỉnh, thành?

25

35

45

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Hiện nay, mạng lưới đường sắt Việt Nam phân bổ theo 7 trục chính với tổng chiều dài 3.162,9 km, trong đó có 2.703,2 km đường chính tuyến, 459,7 km đường nhánh và đường ga. 5 tuyến đường sắt chính nối liền 35 tỉnh thành, gồm: Hà Nội - TP HCM; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn); Hà Nội - Quán Triều (TP Thái Nguyên) và 2 tuyến nhánh là Kép (Bắc Giang) - Uông Bí - Hạ Long (Quảng Ninh); Kép (Bắc Giang) - Lưu Xá (Thái Nguyên). Nhiều tỉnh thành không có tuyến đường sắt chạy qua, trong đó có Thái Bình; Hà Giang, khu vực đồng bằng sông Cửu Long...

5

Đường sắt Việt Nam nối liền với đường sắt của quốc gia nào?

Lào

Campuchia

Trung Quốc

Câu trả lời đúng là đáp án C:

Hiện nay, đường sắt Việt Nam kết nối với đường sắt Trung Quốc và thông qua Trung Quốc sang các nước Trung Á, từ đó đi châu Âu, Trung Đông. Tàu của Việt Nam có thể chạy sang đường sắt Trung Quốc qua hai ga ở cửa khẩu: Ga Lào Cai tuyến Hà Nội - Lào Cai và ga Đồng Đăng tuyến Hà Nội - Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn). Tuyến đường sắt qua Lào Cai sẽ tới Vân Nam (Trung Quốc), còn qua Lạng Sơn tới Quảng Tây (Trung Quốc).

6

Nước nào có mạng lưới đường sắt lớn nhất thế giới?

Mỹ

Pháp

Đức

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Mỹ có mạng lưới đường sắt lớn nhất thế giới với tổng chiều dài là 250.000 km.

7

Chuyến tàu cao tốc chậm nhất thế giới là của nước nào?

Lào

Campuchia

Thụy Sĩ

Câu trả lời đúng là đáp án C:

Glacier Express của Thụy Sĩ là chuyến tàu cao tốc chậm nhất thế giới khi mất tới 8 tiếng để hoàn thành quãng đường dài 291 km. Đó là bởi tuyến đường của chuyến tàu này sẽ đi qua những khung cảnh xinh đẹp từ điểm cao nhất của hành trình là Oberalp Pass cho tới cầu đường sắt Landwasser Viaduct nằm ở độ cao 65m và lao thẳng xuống một đường hầm đi xuyên qua núi. Chuyến hành trình dài cả ngày này đi qua 91 đường hầm và 291 cây cầu.

8

Đâu là tuyến đường sắt lâu đời nhất thế giới vẫn đang được vận hành?

Middleton Railway

Glacier Express

Thanh Hải- Tây Tạng

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Đường sắt Middleton Railway là tuyến đường sắt lâu đời nhất thế giới vẫn đang vận hành. Được thành lập năm 1758, Middleton Railway ở Leeds, Anh là một tuyến đường sắt di sản ngày nay nhưng ban đầu nó chủ yếu được mở để vận chuyển than đá. Năm 1812, đây là tuyến đường sắt thương mại đầu tiên sử dụng thành công đầu máy xe lửa hơi nước. Việc chở khách chỉ bắt đầu vào năm 1969.

9

Tuyến đường sắt nào cao nhất thế giới?

Glacier Express

Thanh Hải - Tây Tạng

Gotthard Base

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng là tuyến đường sắt cao nhất thế giới. Điểm cao nhất của tuyến đường sắt này và cũng là điểm cao nhất trên thế giới mà một con tàu có thể đạt tới là Tanggula Pass, ở mức 5.071m trên mực nước biển.

Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"

Ngọn núi cao thứ hai của Việt Nam nằm ở tỉnh nào?

Với độ cao 3.083 m, Pusilung là đỉnh núi cao thứ hai Việt Nam, chỉ thấp hơn 60m so với đỉnh Fansipan ở Lào Cai.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Quiz Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN