Thành phố đầu tiên ở Đông Dương được thắp sáng bằng đèn điện?
Năm 1894, đây là thành phố đầu tiên ở Đông Dương được thắp sáng bằng đèn điện với sự ra đời của Nhà đèn Vườn hoa.
Năng lượng điện được người Pháp đưa vào sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam từ khi nào?
Đầu thế kỷ 19
Cuối thế kỷ 19
Đầu thế kỷ 20
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Cuối thế kỷ 19 năng lượng điện được người Pháp đưa vào sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam.
Thành phố đầu tiên ở Đông Dương được thắp sáng bằng đèn điện?
Hà Nội
Hải Phòng
Sài Gòn
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Năm 1894 Hải Phòng là thành phố đầu tiên ở Đông Dương được thắp sáng bằng đèn điện với sự ra đời của Nhà đèn Vườn hoa.
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí với sự giúp đỡ của Liên Xô được xây dựng vào năm nào?
1959
1960
1961
Câu trả lời đúng là đáp án C:
Năm 1961 tiến hành xây dựng Nhà máy nhiệt điện Uông Bí với sự giúp đỡ của Liên Xô. Lò hơi đốt than trung áp cho công suất 48 MW, đánh dấu sự phát triển công nghiệp của ngành điện Việt Nam.
Hiện có bao huyện đảo được cấp điện?
10
11
12
Câu trả lời đúng là đáp án B:
EVN đã tiếp tục tiếp nhận quản lý cấp điện tại các huyện đảo Trường Sa và Cồn Cỏ, nâng tổng số lên 11/12 huyện đảo được cấp điện, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo và xóa đói, giảm nghèo - một thành tựu mà không nhiều quốc gia trên thế giới đạt được.
Nhà máy đèn Bờ Hồ - cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội ra đời cách đây bao nhiêu năm?
129 năm
130 năm
131 năm
Câu trả lời đúng là đáp án C:
Cách đây 131 năm, Nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời theo hợp đồng ký kết giữa Công ty Điện khí Đông Dương và Đốc lý Hà Nội (ngày 6/12/1892). Đây là nền móng, cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội gắn liền với sự nghiệp hình thành, phát triển của ngành điện sau này. Tháng 7/1894, Hội đồng Thành phố thông qua hợp đồng và thời điểm khởi công xây dựng xưởng phát điện Hà Nội (còn gọi là Nhà máy đèn Bờ Hồ) tại phố Francis Garnier (nay là phố Đinh Tiên Hoàng) do Công ty Côngtinăngtan Êđidông thi công. Ngày 20/11/1894, việc thử nghiệm lò hơi được tiến hành và ngày 5/1/1895, Nhà máy Đèn Bờ Hồ đi vào vận hành phục vụ chiếu sáng. Lúc này, nhà máy có 2 máy phát điện một chiều tổng công suất là 500 kW. Giai đoạn này, Nhà máy đèn Bờ Hồ do người Pháp, Công ty Điện khí Đông Dương quản lý, cung cấp điện cho 523 đèn điện ở những khu phố người Âu và phục vụ cho sinh hoạt của gia đình. Năm 1922, sản lượng điện do Nhà máy đèn Bờ Hồ là 2.000.000 kWh, cung cấp điện cho thành phố Hà Nội, Hà Đông và các vùng lân cận. Cách mạng tháng Tám thành công, những người thợ điện kiên trì bám ca, bám máy để duy trì dòng điện thắp sáng thủ đô và chuẩn bị cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết chấm dứt chế độ thực dân. Ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng, Nhà máy đèn Bờ Hồ được tiếp quản và trở thành “cái nôi” của ngành điện Việt Nam và được đổi tên thành Nhà máy điện Hà Nội.
Sài Gòn lần đầu được chiếu sáng bằng điện vào năm nào?
1879
1880
1897
Câu trả lời đúng là đáp án C:
Theo sách Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu, Sài Gòn lần đầu được chiếu sáng bằng điện vào năm 1897, khi nhà máy điện đầu tiên của thành phố được xây xong và vận hành. Thời gian đầu, nhà máy này cung cấp điện cho 40 đèn hồ quang (lampe à arc), 394 đèn dây tóc (lampe à incandescence) với nhiều công suất khác nhau để chiếu sáng đường phố, và 100 bóng đèn có công suất 6 nến (6 bougies) để thắp sáng cho các biệt thự công của thành phố. Từ năm 1897 cho tới năm 1904, chỉ có một số khu vực được thắp bằng đèn điện: đường Francis-Garnier (nay là đường Tôn Đức Thắng, đoạn từ Hai Bà Trưng đến rạch Bến Nghé), các đường Duperré (Hàm Nghi), Mac-Mahon (Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đoạn từ bờ sông Lê Lợi), Colombert (Alexandre de Rhodes), Blancsubé (Phạm Ngọc Thạch), đại lộ Norodom (Lê Duẩn), đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng), La Grandière (Lý Tự Trọng), Pasteur (Thái Văn Lung), đường bến Primauguet (Tôn Đức Thắng, đoạn từ Hai Bà Trưng đến Ba Son).
Đường phố Sài Gòn ban đầu được chiếu sáng bằng đèn gì?
Đèn dầu hỏa
Đèn dầu dừa
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Theo tác giả sách Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu, khi người Pháp chiếm được Sài Gòn, cơ sở hạ tầng đô thị của thành phố chưa có nhiều, ngoại trừ một số đường phố có nền đất. Lúc đấy, vì đường sá ban đêm tối nên cảnh sát Pháp đã chỉ thị mọi hộ dân nhà mặt đường phải thắp một chiếc đèn dầu ngay trước cửa, kể từ phát súng đại bác buổi tối báo hiệu giờ binh lính phải về doanh trại cho đến khi trời sáng. Đồng thời, họ cũng quy định xe cộ, chủ yếu là xe bò và xe ngựa đi trên đường phố vào ban đêm phải treo đèn dầu trên xe. Cuối năm 1865, nhà cầm quyền dự định làm hơn 150 cột đèn lồng thắp bằng dầu dừa, mỗi cột cách nhau 100 m tại một số con đường, bến sông và quảng trường (chủ yếu ở khu vực trung tâm quận 1 ngày nay) với tổng chiều dài hơn 15 km. Đến tháng 6/1867, ủy hội thành phố mới quyết định bỏ tiền để mua 100 cây đèn lồng đầu tiên thắp bằng dầu dừa, đặt tại một số đường phố chính. Tháng 11 năm đó, việc lắp đặt này hoàn tất và ủy hội thành phố tuyên bố lệnh của cảnh sát thắp đèn ở cửa nhà không cần thiết nữa. Đó là lần đầu tiên Sài Gòn có đèn chiếu sáng đường phố. Sau này, thành phố quyết định đổi sang thắp sáng bằng dầu lửa, bắt đầu từ năm 1870.
Ngày nào được được chọn làm ngày truyền thống ngành điện Việt Nam?
20/12
21/12
22/12
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Ngày 21/12/1954, Bác Hồ đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân viên Nhà Đèn Bờ Hồ và Nhà máy điện Yên Phụ. Bác khen ngợi ngành Điện đã sản xuất điện đều, đảm bảo cho sinh hoạt của người dân trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến cũng như lúc giải phóng thủ đô. Đây được coi là sự kiện trọng đại và được chọn làm ngày truyền thống ngành điện Việt Nam.
Bạn hãy tiếp tục đọc thật nhiều sách nhé!
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Được mệnh danh là “Atlantis của Phương Đông”, thành phố này nằm ở độ sâu 40m dưới đáy hồ, được xây dựng từ 1300 năm trước