Quốc gia nào nhiều vàng nhất hiện nay?
Theo dữ liệu của Goldhub công bố, năm 2022, nước này đứng đầu danh sách này với 8.133,47 tấn vàng dự trữ. Con số gần bằng số vàng của Đức, Ý và Nga cộng lại.
Quốc gia nào nhiều vàng nhất hiện nay?
Mỹ
Ý
Đức
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Theo dữ liệu của Goldhub công bố, năm 2022, Mỹ đứng đầu danh sách này với 8.133,47 tấn vàng dự trữ. Con số gần bằng số vàng của Đức, Ý và Nga cộng lại. Khoảng nửa số này hiện được cất giữ tại kho vàng Fort Knox, bang Kentucky, Mỹ.
Nước nào đứng thứ 2 thế giới về lượng vàng dự trữ?
Nga
Đức
Thụy Sĩ
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Đức là nước đứng thứ 2 thế giới về lượng vàng dự trữ với 3.359,09 tấn. Ý đứng thứ ba trong danh sách này với lượng vàng dự trữ là 2.451,84 tấn. Số vàng này của Ý hiện cất giữ trong các hầm tại Rome, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương Anh.
Quốc gia nào sản xuất vàng lớn nhất thế giới?
Ấn Độ
Trung Quốc
Ả Rập
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Với khoảng 1.948,31 tấn vàng trong năm 2022, dù không phải là quốc gia có nhiều vàng nhất nhưng Trung Quốc lại là nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới, chiếm 12% sản lượng khai thác toàn cầu. Trong khi nhiều nước gửi vàng dự trữ trong các hầm ngầm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), tất cả vàng dự trữ của Trung Quốc đều được cất trong nước.
Trung Quốc tiêu thụ vàng nhiều thứ mấy thế giới?
1
2
3
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Không chỉ là nước sản xuất vàng nhiều nhất thế giới, đây cũng là quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất. Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), mức tiêu thụ hàng năm ở Trung Quốc tăng gấp 5 lần, từ 375 tấn những năm 1900, lên mức cao kỷ lục 1.347 tấn vào năm 2013. Trung Quốc chiếm hơn 27% tổng nhu cầu vàng trang sức toàn cầu vào năm 2022. Hiện, nhu cầu vàng trang sức ở mức 571 tấn/năm.
Tỉnh nào của Việt Nam có trữ lượng vàng lớn nhất ?
Quảng Nam
Lào Cai
Lạng Sơn
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Theo kết quả thăm dò khoáng sản giai đoạn 2011-2020, được phê duyệt bởi Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc gia, Việt Nam có khoảng 25.084 kg vàng gốc. Trong đó, Quảng Nam là tỉnh nhiều vàng nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở mỏ vàng Bồng Miêu và Phước Sơn. Năm 2011, theo khảo sát, hai mỏ vàng này có trữ lượng khoảng 20 tấn. Mỏ vàng Bồng Miêu là một trong những mỏ có trữ lượng lớn nhất nước hiện nay. Do mỏ vàng không được quản lý chặt chẽ nên người dân từ nhiều nơi kéo về khai thác. Địa phương mất tài nguyên nhưng không thể thu thuế, đất đai bị đào bới, hóa chất, bùn thải ra môi trường gây ô nhiễm. Tình trạng này còn dẫn đến mất an ninh trật tự, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sập hầm, sạt lở núi gây chết người. Tháng 3/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt dự án đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu với kinh phí 19,5 tỷ đồng, giao địa phương thực hiện đến cuối năm 2024.
Quốc gia nào không có gì ngoài vàng nhưng lại nghèo nhất thế giới, dân không đủ ăn?
Mali
Gambia
Ghana
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Cộng hòa Mali là một quốc gia không giáp biển ở Tây Phi. Đây là quốc gia lớn thứ 8 ở châu Phi, với diện tích hơn 1,2 triệu km2. Dân số của Mali là 21,9 triệu người. Cộng hòa Mali nằm ở Tây Phi là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Hầu hết đất đai là sa mạc, đất canh tác chỉ chiếm 2% tổng diện tích. Ở đây, ngành công nghiệp dường như không tồn tại. Nhưng Mali lại được thiên nhiên ưu đãi nhờ trữ lượng vàng khổng lồ, sản lượng vàng của quốc gia này lại đứng top 5 trên toàn thế giới.
Nước Mali có bao nhiêu mỏ vàng?
Hơn 1.000 mỏ vàng
Hơn 2.000 mỏ vàng
Hơn 3.000 mỏ vàng
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Tính đến nay, quốc gia này có hơn 2.000 mỏ vàng và một số mỏ khoáng sản khác đang được người dân khai thác. Tại Mali, vàng nhiều đến mức có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu, chỉ cần dùng xẻng đào lên là có. Được biết, 1/5 dân số Mali nguồn thu nhập chính hoàn toàn từ việc đào vàng. Để phát triển kinh tế, Chính phủ tại đây cho phép mọi người đều được quyền tự khai thác vàng. Theo thống kê, người Mali mỗi năm đào được lượng vàng trị giá hàng triệu USD. Chủ một mỏ vàng mỗi năm có thể thu được hơn 2.000 tỷ đồng. Nhưng điều khiến một số người có thể tự hỏi, vì sao có nhiều vàng như vậy mà đời sống người dân vẫn nghèo? Do nơi này nằm sâu trong lục địa, lượng mưa tại đây cực ít ỏi nên nền nông nghiệp cũng có chung hoàn cảnh như công nghiệp. Người dân Mali chỉ có thể nhập khẩu lương thực từ các quốc gia khác. Nhưng vì các nước châu Phi lân cận cũng không đủ ăn, đủ mặc nên người Mali bắt buộc phải mua lương thực từ những vùng rất xa xôi. Vì vậy, lương thực ở đây có mức giá trên trời. Thu nhập cao là vậy nhưng do giá lương thực còn đắt hơn vàng nên người Mali hiếm khi được “bữa cơm no đủ”, dù có là chủ mỏ vàng. Bên cạnh đó, ở Mali, nhà nhà đào vàng, người người đào vàng. Bởi vậy, số người tham gia vào những đội đào vàng nhiều không đếm xuể. Đa số người dân tại đây đều không có học vấn, nền giáo dục yếu kém cũng là một lý do khiến quốc gia này thuộc hàng nước nghèo nhất thế giới khi tỷ lệ trẻ nhập học tại trường hiện chỉ ở mức 67% và tỷ lệ người trưởng thành biết chữ là 38,7%. Thậm chí trẻ em ở Mali còn sẵn sàng bỏ học để đi khai thác vàng.
Bạn hãy tiếp tục tìm hiểu về các quốc gia trên thế giới nhé!
Ngôi chùa này được xây dựng từ những năm 187 cho đến năm 226 mới hoàn thành. Nếu tính thời gian thì ngôi chùa này đã có ngót nghét gần 1.800 năm tuổi.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]