Nơi nào lạnh nhất thế giới, kỉ lục chìm sâu âm 71,2 độ C?
Thành phố này theo tiếng Nga có nghĩa là "nước không đóng băng". Thị trấn xa xôi nằm ở phía Đông Siberia này có nhiệt độ mùa đông là -58 độ F (-50 độ C).
Nơi nào lạnh nhất thế giới, kỉ lục chìm trong -71,2 độ C?
Thị trấn Oymyakon
Thành phố Yakutsk
Thành phố Ulaanbaatar
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Oymyakon theo tiếng Nga có nghĩa là "nước không đóng băng". Thị trấn xa xôi nằm ở phía Đông Siberia này có nhiệt độ mùa đông là -58 độ F (-50 độ C). Năm 1924, nhiệt độ đạt mức thấp kỷ lục -92,6 độ F (-71,2 độ C). Thực chất, nước ở đây có thể đóng băng bất cứ lúc nào, nên tất cả hệ thống ống nước đều phải lắp ngoài nhà để dễ dàng sử dụng và sửa chữa khi bị đóng băng.
Thị trấn Oymyakon dân số là bao nhiêu người?
100 người
500 người
1.000 người
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Thị trấn được thành lập từ năm 1920 đến 1930, ban đầu là trạm dừng chân cho những người chăn tuần lộc đến suối nước nóng vào mùa đông. Vì vậy, tên tiếng Nga của thị trấn được dịch là “dòng nước không bao giờ đóng băng”. Theo Insider, hiện nay dân số của Oymyakon là khoảng 500 người.
Thành phố nào dưới đây lạnh thứ 2 thế giới, luôn chìm trong lạnh sâu trên -50 độ C?
Thành phố Yakutsk
Thành phố Ulaanbaatar
Thành phố Novosibirsk
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Khi đến thành phố Yakutsk thuộc Siberia ở vùng viễn đông Nga, du khách phải thay đổi nhiều thói quen sinh hoạt tưởng chừng như đơn giản nhất. Nằm cách thủ đô Moskva khoảng 5.000km về phía đông nằm trên vùng đất đóng băng vĩnh cửu, Yakutsk thuộc Siberia ở vùng viễn đông Nga được mệnh danh là "thành phố lạnh nhất thế giới". Cư dân của thành phố khai thác mỏ này thường thấy nhiệt kế giảm xuống -40 độ C. Và trong tuần qua, khi đợt lạnh dài bất thường ập tới, nhiệt độ hạ sâu chỉ còn -50 độ C. Bất chấp thời tiết khắc nghiệt, thành phố hiện là nơi sinh sống của khoảng 300.000 cư dân. Trong những thập kỷ qua, thành phố khai thác mỏ đã thu hút nhiều thanh niên tới sinh sống.
Nước nào ở châu Á có đường biên giới với nhiều nước nhất?
Hàn Quốc
Trung Quốc
Mông Cổ
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Là quốc gia lớn thứ tư thế giới nhưng Trung Quốc có đường biên giới với nhiều quốc gia nhất (14), gồm: Nga, Mông Cổ (phía bắc); Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan (phía tây); Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan (phía tây nam), Myanmar, Lào, Việt Nam (phía nam) và Triều Tiên (phía đông). Cũng vì tiếp giáp với nhiều nước, giao thương và du lịch phát triển mạnh, Trung Quốc có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước. Ví dụ, dịch viêm phổi cấp do nCoV xuất phát từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đã trở thành "tình trạng khẩn cấp toàn cầu", lây lan ra 26 quốc gia. Trước đó, dịch SARS năm 2002 xuát phát từ tỉnh Quảng Đông cũng lây lan ra 37 quốc gia.
Nước nào ở Châu Á chỉ tiếp giáp với Nga và Trung Quốc?
Kazakhstan
Triều Tiên
Mông Cổ
Câu trả lời đúng là đáp án C:
Mông Cổ không giáp biển, giáp Trung Quốc về phía nam, Nga về phía bắc. Đây là quốc gia duy nhất chỉ giáp Nga và Trung Quốc. Mông Cổ không có biên giới chung với Kazakhstan, nhưng điểm cực Tây của nước này chỉ cách điểm cực Đông của Kazakhstan khoảng 38 km nên khi nhìn trên bản đồ, nhiều người nhầm lẫn hai nước giáp nhau. Diện tích Mông Cổ khoảng 1,565 triệu km2, dân số hơn 3,4 triệu, theo Worldometers. Mật độ dân số ở Mông Cổ chỉ hơn hai người trên một km2, thuộc hàng thấp nhất thế giới. Theo World Atlas, nguyên do là địa hình chủ yếu là thảo nguyên rộng, nhiều người du mục, luôn đi từ vùng này sang vùng khác. Tỷ lệ sinh ở Mông Cổ cũng thấp. Dân tập trung ở thủ đô Ulaanbaatar.
Thủ đô quốc gia này là một trong những thủ đô lạnh nhất thế giới?
Đúng
Sai
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Thủ đô và thành phố lớn nhất Mông Cổ là Ulaanbaatar (Ulan Bator). Dù ở châu Á, Ulaanbaatar là một trong những thủ đô lạnh nhất thế giới. World Atlas còn liệt kê đây là thủ đô lạnh nhất thế giới với nhiệt độ trung bình hàng năm là -1,3 độ C. Thành phố có mùa hè ngắn và ấm áp trong khi mùa đông lạnh và khô khốc. Nhiệt độ vào tháng 1 thấp tới -36 đến -40 độ C.
Tết cổ truyền của Mông Cổ được tổ chức vào 1/1 âm lịch?
Đúng
Sai
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Tsagaan Sar, nghĩa là “Trăng trắng”, là ngày lễ truyền thống lớn nhất Mông Cổ, được tổ chức từ thế kỷ 13, theo Discover Mongolia. Ngày lễ này được tổ chức vào ngày đầu tiên của năm mới theo lịch âm tương tự Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á khác. Năm tới, ngày lễ này trúng ngày 10/2/2024 (dương lịch). Trong dịp này, người Mông Cổ dành thời gian bày tỏ lòng kính mến tới người cao tuổi trong gia đình, thăm hỏi họ hàng và chuẩn bị bàn tiệc với các món như trà sữa Mông Cổ, bánh ngọt xếp tầng, thịt cừu luộc hoặc cơm nấu sữa đông để tiếp đãi khách.
Mông Cổ có biệt danh là?
Vùng đất của “bầu trời xanh"
Vùng đất của “xứ sở tuyết"
Vùng đất của “mặt trời đỏ"
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Mông Cổ có biệt danh là "vùng đất của bầu trời xanh", người dân thậm chí tự gọi là "Mông Cổ xanh" do được tận hưởng hơn 250 ngày nắng mỗi năm, theo Insider Journeys. Tuy nhiên, bầu trời xanh không phải lúc nào cũng gắn liền với sự ấm áp. Khí hậu ở quốc gia Đông Á này rất khắc nghiệt. Dù hầu hết lãnh thổ chịu nóng trong mùa hè, nhiệt độ trong mùa đông có thể giảm sâu đến -30 độ C. Ulaanbaatar là thủ đô lạnh nhất thế giới với nhiệt độ trung bình là -1,3 độ C. Mông Cổ là một trong số ít nền văn hóa du cư còn sót lại trên thế giới với khoảng 30% dân số sống nay đây mai đó.
Bạn hãy tiếp tục tìm hiểu về các quốc gia trên thế giới nhé!
Trung tâm hàng không này có diện tích đáng kinh ngạc là 780 km, khiến nó lớn hơn một số quốc gia.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]