Ngọn hải đăng nổi tiếng ở Phú Yên có tên là gì?
Ngọn hải đăng này thuộc xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Từ trung tâm thành phố Tuy Hòa đến hải đăng khoảng 35 km. Được xây dựng từ thế kỷ 19 bởi người Pháp với diện tích hơn 300 m2, hải đăng có thể chiếu sáng xa tới 27 hải lý.
Ghềnh Đá Đĩa nằm ở tỉnh nào?
Phú Yên
Bình Định
Khánh Hòa
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Với bờ biển dài 189 km, Phú Yên được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sinh thái phong phú, có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá, ghềnh mang vẻ đẹp hoang sơ. Địa danh nổi tiếng nhất là ghềnh Đá Đĩa (hay còn gọi gành Đá Đĩa) thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An. Đá ở đây được dựng đứng theo từng cột liền khít nhau, đều tăm tắp. Các cột đá có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn giống như cái đĩa đựng thức ăn. Trên thế giới, rất hiếm nơi có cấu trúc đá tương tự, ngoài ghềnh Đá Đĩa Phú Yên còn một số địa danh nổi tiếng khác như Giant’s Causeway ở Ireland, Los Órganos ở Tây Ban Nha và ghềnh đá đĩa ở hang động Fingal, Scotland. Địa chí Phú Yên nêu rõ, theo nghiên cứu bước đầu của Đoàn địa chất 703, đá ở ghềnh Đá Đĩa là loại đá bazan, được hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa vùng cao nguyên Vân Hòa (Sơn Hòa) cách khoảng 30 km theo đường chim bay. Núi lửa này hoạt động gần 200 triệu năm trước, nham thạch phun từ miệng núi lửa ra sát biển, bất ngờ gặp nước biển lạnh nên lập tức đông cứng lại, đồng thời xảy ra hiện tượng ứng lưu, tạo sự rạn nứt toàn bộ khối thạch khổng lồ. Đá bị nứt theo mạch dọc tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên ngang, đồng thời lại có những đường nứt ngang cắt các cột đá thành nhiều khúc.
Ngọn hải đăng nổi tiếng ở Phú Yên xây dựng từ thế kỷ 19 có tên là gì?
Đại Lãnh
Kê Gà
Gành Đèn
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Hải đăng Đại Lãnh (còn gọi là hải đăng Mũi Điện) thuộc xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Từ trung tâm thành phố Tuy Hòa đến hải đăng Đại Lãnh khoảng 35 km. Được xây dựng từ thế kỷ 19 bởi người Pháp với diện tích hơn 300 m2, hải đăng có thể chiếu sáng xa tới 27 hải lý. Đến nay, hải đăng Đại Lãnh vẫn được coi là một trong những biểu tượng của Phú Yên, thu hút khách du lịch. Một số tài liệu cho rằng Mũi Điện (nơi có hải đăng Đại Lãnh) là điểm cực Đông, nơi đón ánh mặt trời đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tư liệu khoa học và cơ quan chức năng khẳng định là Mũi Đôi, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa là cực Đông. Sách giáo khoa Địa lý lớp 12 (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011) ghi: "Cực Đông tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Ở Phú Yên, ngọn hải đăng nổi tiếng không kém ngọn hải đăng Đại Lãnh có tên là gì?
Kê Gà
Gành Đèn
Hòn Dấu
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Với độ hot không thua kém gì ngọn hải đăng trăm tuổi Đại Lãnh, hải đăng Phú Yên – Gành Đèn cũng là một điểm tham quan hấp dẫn mà bạn có thể cùng “cạ cứng” lên kèo vi vu. Hải đăng Phú Yên – Gành Đèn tọa lạc tại huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa 30km và cách hải đăng Mũi Điện 67km. Dù nằm ở vị trí không mấy xa so với thành phố Tuy Hòa nhưng hải đăng Gành Đèn vẫn không bị ảnh hưởng nhiều và vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có.
Đèo núi nào hiểm trở bậc nhất Việt Nam, là ranh giới của Phú Yên và Bình Định?
Đèo Đá Đẽo
Đèo Ngoạn Mục
Đèo Prenn
Đèo Cù Mông
Câu trả lời đúng là đáp án D:
Nằm trên quốc lộ 1A, đèo Cù Mông tuy ngắn nhưng là một trong những đèo núi hiểm trở nhất, từng lọt top 5 đèo núi nổi tiếng ở Việt Nam năm 2015. Đèo dài 7 km, đỉnh đèo cao 245 m, đường dốc và có nhiều khúc cua gấp, hai bên là núi cao. Đèo Cù Mông chính là ranh giới hai nước Đại Việt và Chiêm Thành khi xưa. Đây cũng từng là con đường chính để qua lại giữa Bình Định và Phú Yên, khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu (quốc lộ 1D). Theo Báo Phú Yên, tên cũ của ngọn đèo này là Cù Mãng, trong đó "Cù" là linh vật đầu lân, mình rồng còn "Mãng" là rắn thần. Khi mưa gió bão bùng, dân địa phương gọi là Cù dậy vì cả vùng đèo đầy sấm chớp, các ngọn cây cong oằn tựa như linh vật chuyển m
Tên gọi Phú Yên có từ bao giờ?
Thế kỷ 16
Thế kỷ 17
Thế kỷ 18
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Cổng thông tin điện tử Phú Yên cho biết lịch sử Phú Yên bắt đầu từ cuộc Nam chinh (khẩn hoang về phương nam) của vua Lê Thánh Tông năm 1471. Sau khi thống lĩnh 260.000 quân thủy bộ đi bình Chiêm, hạ được thành Thị Nại và Đồ Bàn, tiến vào đèo Cù Mông, vua lập nên ba phủ Thăng Hoa (nay là Quảng Nam), Tư Nghĩa (nay là Quảng Ngãi) và Hoài Nhơn (nay là Bình Định). Phần đất từ Cù Mông đến đèo Cả (tức Phú Yên ngày nay) là vùng tranh chấp giữa người Đại Việt và người Chămpa. Năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng bổ Lương Văn Chánh làm Trấn biên quan. Lương Văn Chánh đem quân đánh quân Chiêm Thành ở Tuy Hòa (Thành Hồ), chiêu tập lưu dân vùng Thuận Quảng vào khẩn hoang, lập ấp từ Cù Mông đến Đèo Cả. Năm 1611, trước sự quấy phá của Chiêm Thành, Nguyễn Hoàng cử chủ sự Văn Phong đánh vào, chiếm đất, đặt thành phủ Phú Yên, lập hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa. Cũng từ thời điểm này, chính quyền Đàng Trong mới thực sự cai quản và khai khẩn vùng đất này với quy mô lớn. Từ những chứng cứ lịch sử trên, các nhà nghiên cứu thống nhất lấy mốc lịch sử 1961 là năm ra đời của Phú Yên với tư cách đơn vị hành chính. Năm 2011, người dân Phú Yên tổ chức lễ kỷ niệm lớn, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng phát hành bộ tem đặc biệt "Kỷ niệm 400 năm Phú Yên (1611-2011)". Mẫu tem có hình ảnh ghềnh Đá Đĩa, núi Đá Bia và đền thờ Lương Văn Chánh.
Phú Yên có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện?
8
9
10
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Phủ Yên phía bắc giáp tỉnh Bình Định, phía nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía tây giáp tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk, phía đông giáp biển Đông. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính gồm các huyện Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa. Dân số Phú Yên tính đến năm 2011 là 871.940. Tỷ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 59,2%; khu vực công nghiệp - xây dựng là 16,4%; khu vực dịch vụ là 24,4%.
Địa danh nào sau đây của Phú Yên là một trong những cảnh phim “đỉnh” của “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”?
Bãi Xép
Đập Đồng Cam
Đầm Ô Loan
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Là một trong những cảnh phim “đỉnh” của “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, Bãi Xép giờ đây đã trở thành một địa điểm phải check in khi du lịch Phú Yên. Sở hữu những bãi đá đón sóng gập ghềnh, thảm cỏ non xanh vừa hoang sơ lại có phần giản dị, Bãi Xép luôn có một sức hút bất tận với những du khách đang tìm kiếm một chốn bình yên để chiêm ngưỡng thiên nhiên.
Tòa tháp Nhạn ở Phú Yên được xây dựng từ khi nào?
Thế kỷ thứ 10
Thế kỷ thứ 11
Thế kỷ thứ 12
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Là tòa tháp Chăm cổ được xây dựng từ những năm thế kỷ thứ 11, tháp Nhạn mang nét kến trúc cao tầng đặc trưng cùng với những đường nét điêu khắc tinh xảo, minh chứng cho một nên văn hoa đã từng thịnh vượng. Bên trong tháp đặt tượng thờ Bà Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi từ thời Hậu Lê. Đứng bên ngoài tháp – trên đỉnh núi Nhạn, bạn có thể phóng tầm mắt nhìn thành phố Tuy Hòa, với núi Nhạn và sông Đà Rằng mộng mơ.
Bạn hãy tiếp tục tìm hiểu về các tỉnh thành trên cả nước nhé!
Với dân số khoảng 600.000 người, cộng đồng dân cư ở tỉnh này có ba dân tộc chính: dân tộc Kinh chiếm 75%, dân tộc Chăm 13%, dân tộc Răglây 11%, còn lại là các dân tộc khác.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]