Ngôi chùa nào cổ nhất Việt Nam?

Ngôi chùa này được xây dựng từ những năm 187 cho đến năm 226 mới hoàn thành. Nếu tính thời gian thì ngôi chùa này đã có ngót nghét gần 1.800 năm tuổi.

1

Chùa nào được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam?

Tam Chúc

Chùa Đồng Yên Tử

Bái Đính

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, Tam Chúc chính là điểm dâng hương thu hút sự quan tâm của Phật Tử và các du khách ở khắp mọi miền đất nước. Ví von như “Hạ Long trên cạn” Tam Chúc sở hữu vẻ đẹp nên thơ cùng sự giao thoa giữa núi và biển. Ngôi chùa lớn nhất Việt Nam Tam Chúc hiện tại được xây dựng với cấu trúc và thiết kế vô cùng trang nghiêm. Sở hữu 3 chính điện chính là Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm. Điểm đặc biệt tại Tam điện rộng lớn này chính là sự tâm linh của 4 bức phù điêu được chế tác và tạc thủ công tỉ mỉ. Thời điểm dâng hương Tam Chúc đẹp nhất là khoảng cuối đông sang xuân. Từ tháng 10 đến tháng 3, thời tiết tại đây khá mát mẻ, là điểm lý tưởng cho du khách dâng hương, bái Phật.

2

Chùa cổ nhất Việt Nam là?

Chùa Dâu

Một Cột

Chùa Đồng

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Chùa Dâu được xây dựng trong thời gian dài bắt đầu từ những năm 187 cho đến năm 226 mới hoàn thành. Nếu tính thời gian thì ngôi chùa này đã có ngót nghét gần 1800 năm tuổi. Chính vì thế, ngôi chùa này đang giữ kỷ lục là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và nơi đây cũng được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta. Vào năm 2013 chùa được công nhận là di tích lịch sử quốc gia.

3

Ngôi chùa này thờ mấy vị thần?

3 vị thần

4 vị thần

5 vị thần

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Ngôi chùa này là nơi giao thoa của nhiều nền phật giáo khác nhau từ Trung Quốc, Ấn Độ và cả văn hóa Việt Nam. Chùa Dâu còn là chùa Cả trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp, chùa Dâu thờ Thần Mây (Pháp Vân), chùa Thành Đạo thờ Thần Mưa (Pháp Vũ), chùa Phi Tướng thờ Thần Sấm (Pháp Lôi), và chùa Phương Quan thờ các lực lượng thiên nhiên của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và cũng là sự biểu hiện của cả tục thờ Mẫu, một tôn giáo bản địa thuần Việt. Chùa còn thờ “Đức Thạnh Quang” – biểu tượng của thần SiVa trong Ấn Độ giáo. Như vậy, chùa Dâu đã dung hội, cải tiến một cách điển hình các tín ngưỡng, tôn giáo bản địa với các tôn giáo lớn trong khu vực nhưng vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc. Hội Dâu tổ chức vào ngày 8 tháng 4 Âm lịch hàng năm, đây là lễ hội lớn của cả tổng Dâu xưa với nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo vẫn được duy trì. Trải qua trường kỳ lịch sử, chùa Dâu đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo. Đại tu toàn bộ các hạng mục công trình, tu sửa tháp Hòa Phong, sơn thếp hệ thống tượng, khôi phục Tam quan, giải phóng mặt bằng phía trước chùa để kè hồ, xây dựng tường bao bảo vệ di tích. Chùa Dâu gồm các hạng mục công trình: Tiền thất, tháp Hòa Phong, Tiền Đường, nhà Tả vu – Hữu vu, Tam Bảo, Hậu đường, hành lang và các công trình phụ trợ.

4

Chùa cổ nhất Hà Nội là?

Chùa Đồng Yên Tử

Chùa Hương

Chùa Một Cột

Câu trả lời đúng là đáp án C:

Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Không những vậy, đây còn là biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội. Chùa Một Cột có đài Liên Hoa được trang trí lộng lẫy, sang trọng. Bên trong có một án thờ bên trên đặt tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay mạ vàng. Xung quanh bày biện nhiều đồ thờ như đôi lục bình gốm sứ, bình cắm hoa sen, bộ ấm chén thờ, lư hương bằng đồng. Vào mùa hè, chùa mở cửa đón khách vào tất cả các ngày trong tuần. Mùa đông đóng cửa tất cả các ngày thứ Hai và thứ Sáu trong tuần. Du khách đến đây thường cầu cho trí tuệ viên mãn, sinh khí tràn đầy.

5

“Làng có nhiều chùa nhất Việt Nam” nằm ở tỉnh, thành nào?

Bắc Ninh

Ninh Bình

Hà Nội

Lâm Đồng

Câu trả lời đúng là đáp án D:

Làng Phú An, nằm bên cạnh hồ thủy điện Đại Ninh, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, chỉ có 1.200 nhân khẩu nhưng số lượng các cơ sở thờ tự Phật giáo (chùa, tịnh xã, tịnh thất, niệm phật đường) lên tới 80 điểm. Trung bình, cứ 40 người có một cơ sở thờ tự, số người tu hành chiếm hơn 50% dân số của thôn.

6

Chùa Trấn Quốc được xây dựng vào thế kỷ thứ mấy?

Thứ V

Thứ VI

Thứ VII

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Theo các tài liệu, sử sách ghi lại, Chùa Trấn Quốc được xây dựng vào thế kỷ thứ 6, thời Tiền Lý, và đặt tên là Chùa Khai Quốc. Ban đầu, chùa tọa lạc tại bãi đất của làng Yên Hòa, tức làng Yên Phụ sau này. Năm 1440, vua Lê Thái Tông đổi tên chùa là An Quốc với mong mỏi đất nước an bình lâu bền Đây được xem là địa phương quy tụ nhiều chùa nhất Việt Nam, thường được gọi là "làng chùa Đại Ninh".

7

Chùa Linh Phước, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 8 km, được mệnh danh là chùa?

Ve chai

Minh Thành

Thiên Mụ

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Chùa Linh Phước, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 8 km, được mệnh danh là chùa “ve chai” vì sử dụng hàng triệu mảnh chai, sành sứ, gốm để trang trí. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1949-1953, hầu hết trang trí bằng mảnh sành sứ nhiều màu sắc. Người dân địa phương vẫn thường kể cho nhau nghe về quá trình xây dựng để được ngôi chùa như hiện nay. Theo đó, các sư thầy gom góp ve chai từ nhiều nguồn như nhà máy, người dân để làm vật liệu trang trí. Công trình là thành quả của sự tỉ mỉ, kỳ công qua nhiều năm. Ngoài tìm kiếm không gian tâm linh và chiêm bái, du khách đến chùa Linh Phước còn có cơ hội lưu lại những bức hình đẹp bên các bức tường "ve chai" độc đáo.

8

Chùa Bút Tháp có từ thời nào?

Trần

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Chùa Bút Tháp có từ đầu thời Trần. Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự) nằm ở bên đê hữu ngạn sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Nhạn Tháp, chùa Thấp. Tên cũ của chùa trước đây gồm có: Thiếu Lâm Tự, Hoàng Cung Tự. Trong chùa có tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Để xác định chùa có từ bao giờ thì chưa có nhà nghiên cứu nào đưa ra một tài liệu chính xác. Theo sách Địa chí Hà Bắc (1982) thì chùa có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278). Thiền sư Huyền Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đã trụ trì ở đây. Ông cho dựng ngọn tháp đá cao 9 tầng có trang trí hình hoa sen. Ngọn tháp này nay không còn nữa. Đến thế kỷ 17, chùa đã trở nên nổi tiếng với sư trụ trì là Hòa thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, sang Việt Nam năm 1633 và trụ trì ở chùa. Năm 1644, Hòa thượng viên tịch và được vua Lê phong là "Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư". Tiếp đó, người kế nghiệp trụ trì chùa Bút Tháp là Thiền sư Minh Hạnh, học trò xuất sắc của Hòa thượng Chuyết Chuyết. Vào thời gian này, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diệu Viên) đã rời bỏ cung thất, về đây tu hành. Thấy chùa bị hư nát nhiều, bà cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (Diệu Tuệ), xin phép Chúa Trịnh Tráng, rồi bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức để trùng tu lại ngôi chùa. Đến năm 1647, chùa mới được làm xong. Chùa kiến trúc theo kiểu "Nội Công Ngoại Quốc". Về cơ bản, quy mô và cấu trúc của chùa Bút Tháp hiện nay chính là ngôi chùa được xây dựng trong thời kỳ đó. Đời vua Tự Đức, năm 1876, khi vua qua đây thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ liền gọi tên là Bút Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi là tháp Bảo Nghiêm. Chùa được trùng tu vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần đây vào năm 1992-1996. Đây là ngôi chùa có kiến trúc quy mô hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam.

Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"

Nơi đây có nhiệt độ trung bình năm là 15,5 độ C, thường xuyên có băng giá, thi thoảng có tuyết rơi vào mùa đông.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Khám phá 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN