Khách sạn nào cổ nhất Việt Nam?

Nơi này có kiến trúc, tiêu chuẩn phòng ở thượng hạng như các khách sạn tại Paris, từng đón tiếp thành viên của Hoàng gia Pháp, nhà tình báo nổi tiếng thế giới.

1

Khách sạn lâu đời nhất Việt Nam được xây dựng vào năm nào?

1878

1879

1880

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Continental là khách sạn có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, tọa lạc trên đường Đồng Khởi, quận 1, TP HCM. Khách sạn được khởi công năm 1878 và hoàn thành sau hai năm. Cùng thời gian này, nhiều công trình nổi tiếng khác của Sài Gòn cũng được khởi công như nhà thờ Đức Bà (năm 1877), Bưu điện thành phố (năm 1886), Nhà hát lớn (1898), tòa thị chính nay là trụ sở UBND TP HCM (1898) Khi người Pháp xâm chiếm Đông Dương, họ cũng đã mở ra một trục du lịch mới ở đây. Cùng với việc phát hiện ra quần thể Angkor ở Campuchia năm 1860 gây sửng sốt cho cả thế giới, nhu cầu du lịch, khám phá Đông Dương trong giới quý tộc Pháp tăng cao. Điều này khiến Pierre Cazeau, một nhà sản xuất vật liệu xây dựng, nảy ra ý định phải xây một khách sạn sang trọng tại Sài Gòn để đón những du khách người Pháp giàu có. Họ cần có nơi dừng chân sau cuộc hành trình dài cả tháng bằng đường biển từ Pháp, trước khi tiếp tục du ngoạn hay thám hiểm vùng đất Đông Dương. Kiến trúc, nội thất cũng như cách bài trí đều theo tiêu chuẩn của một khách sạn hạng sang tại Paris. Sau khi hoàn thành, đây là nơi dừng chân của các viên chức, sĩ quan cao cấp của Pháp đến công tác và du khách thập phương.

2

Tên tiếng Việt của khách sạn này là gì?

Hải Âu

Đại Lục Lữ Quán

Cả hai tên trên

Câu trả lời đúng là đáp án C:

Trong những năm 1960 và 1970, khi có chủ trường viết biển hiệu bằng tiếng Việt, Hotel Continental được đổi thành Đại lục lữ quán. Sau khi thống nhất đất nước, khách sạn này được giao cho Công ty cung ứng tàu biển làm nơi phục vụ thủy thủ và đổi tên thành khách sạn Hải Âu. Đến năm 1986, khách sạn này được UBND TP HCM giao cho Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) quản lý cho đến nay. Năm 1989, công trình được tu sửa và lấy lại tên cũ Continental, rộng hơn 3.400 m2, cao 3 tầng.

3

Khách sạn này từng là trụ sở của tạp chí nào?

Reuter

Time và Newsweek

New York Times

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Khách sạn Continental là trụ sở tại Việt Nam của tạp chí danh tiếng Time và Newsweek. Nơi đây từng đón tiếp nhiều chính khách, văn nghệ sĩ, người nổi tiếng của thế giới đến thăm và lưu trú. Trong số đó phải đến kể Rabindranath Tagore - nhà thơ Ấn Độ từng đoạt giải Nobel Văn chương năm 1913; nhà văn người Pháp Andre Malraux; nhà văn người Anh Graham Greene. Trong đó, nhà văn người Anh Graham Greene là khách dài hạn của phòng 214. Phần lớn cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Người Mỹ trầm lặng” được ông viết trong thời gian lưu trú tại đây. Khách sạn Continental Sài Gòn được biết đến nhiều hơn khi xuất hiện ở một số cảnh quay chính trong phim Đông Dương của đạo diễn Regis Wargnier. Phim được công chiếu trên toàn thế giới vào năm 1992, đoạt hai giải thưởng điện ảnh lớn là Oscar và Quả Cầu Vàng.

4

Khách sạn từng đón thành viên của Hoàng gia Pháp? Điều này đúng hay sai?

Đúng

Sai

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Trong lịch sử 145 năm, khách sạn Continental đã có nhiều chủ nhân, trong đó có bá tước De Montpensier, là cháu nội vua Louis Philip I. Năm 1911, bá tước De Montpensie nghỉ tại khách sạn Continental trong chuyến vượt đường xa từ Sài Gòn đến Angkor. Sau đó, ông quyết định mua luôn khách sạn. Bá tước ở lại Việt Nam một thời gian và trên đường du ngoạn qua Bình Thuận, ông đã mua và xây một biệt thự trên ngọn đồi nhìn ra biển và thành phố Phan Thiết. Người dân gọi đó là Lầu Ông Hoàng. 19 năm sau, De Montpensie bán lại khách sạn Continental cho chủ mới là Mathieu Francini.

5

Nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn từng lưu trú dài hạn tại khách sạn này thường ở phòng nào?

306

307

308

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Trong thời gian hoạt động tình báo ở Sài Gòn, nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn từng lưu trú dài hạn tại phòng 307, khách sạn Continental. Khách sạn này là chốn thường xuyên lui tới của giới quan chức, sĩ quan, nhất là cánh báo chí phương Tây để họp bàn, trao đổi công việc nên đây là nơi thuận lợi giúp ông thu thập các nguồn tin cho công việc tình báo. Năm 2013, trong kịp kỷ niệm 7 năm ngày mất của thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, bảng tên đồng đặc biệt được gắn trước cửa phòng 307 để tưởng niệm. "Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Khách sạn Continental Sài Gòn, trước đây có tên gọi là Continental Palace, từng là trụ sở của các tạp chí danh tiếng Time và Newsweek. Với sứ mệnh là một nhà tình báo chiến lược, tướng Phạm Xuân Ẩn, đã đi học báo chí ở Mỹ, và sau đó là nhà báo chính thức của hãng tin Reuters, Tạp chí Time và New York Herald Tribune, đã từng hoạt động tại đây cho đến ngày 30/4/1975", nội dung ghi trên tấm bảng.

6

Khách sạn lâu đời nhất ở Hà Nội là...?

Sofitel Legend Metropole Hanoi

Khách sạn Sheraton Hà Nội

Khách sạn Hòa Bình

Khách sạn Hilton Opera

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Được xây dựng năm 1901 bởi 2 nhà đầu tư người Pháp, Sofitel Legend Metropole Hanoi là khách sạn 5 sao đầu tiên và đồng thời là khách sạn lâu đời nhất ở Hà Nội.

7

Khách sạn Hòa Bình (Hà Nội) khởi đầu là?

Một quán bia

Một biệt thự

Một nhà ga

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Khách sạn Hòa Bình có khởi đầu là một quán bia mang tên Le Coq d’Or (Brasserie Le Coq d’Or) tọa lạc tại góc đại lộ Carreau và Henri-Rivière (phố Lý Thường Kiệt và phố Ngô Quyền ngày nay). Vào khoảng đầu thế kỷ XX (năm 1917 – 1918), người Pháp đã quyết định xây dựng tại đây một khách sạn 2 tầng, mang đặc trưng kiến trúc của Pháp với tên gọi Le Coq d’Or (Gà Trống vàng) với 56 phòng, trong đó có 12 phòng hạng sang. Ban đầu khách sạn chỉ có 2 tầng là nơi chỉ dành cho các quan chức Pháp ở, là một trong những khách sạn cổ nhất tại Hà Nội. Kiến trúc của khách sạn là một đặc điểm đặc trưng mang những nét kiến trúc phong cách Pháp đã tạo nên sự hấp dẫn và độc đáo riêng. Vào năm 1926, khách sạn đổi tên thành Splendid (có nghĩa là Huy Hoàng).

8

Khách sạn lâu đời nhất ở Đà Lạt có tên là...?

Ana Mandara

Dalat Palace Heritage Hotel

Saphir Dalat Hotel

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Dalat Palace Heritage Hotel được xây dựng từ những năm 1922, là một trong những khách sạn lớn nổi tiếng nằm ở ngay trung tâm Đà Lạt, đối diện là hồ Xuân Hương thơ mộng. Không gian xung quanh khách sạn là một sân vườn rộng 5ha với những hàng thông, bãi cỏ xanh mướt trải dài. Điểm nhấn đặc biệt của Dalat Palace là hơn 2000 tác phẩm nghệ thuật và điêu khắc được trưng bày ở các phòng khách và một số khu vực trong khách sạn, khiến ai nhìn cũng phải trầm trồ. Ngoài ra, trong khuôn viên của Dalat Palace còn có nhà hàng Le Rabelais chuyên phục vụ món Pháp và thư viện Rose Library – nơi chứa đựng những dấu ấn lịch sử của Đà Lạt.

Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"

Nguồn: [Link nguồn]

Ngọn núi nào cao nhất Ngũ Hành Sơn?

Núi này còn được gọi là núi Chùa hay núi Tam Thai vì có ba đỉnh: Thượng Thai, Trung Thai và Hạ Thai. Ba đỉnh núi này sắp xếp giống ba ngôi sao trong chùm sao Đại Hùng Tinh, người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Khám phá 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN