Địa phương nào có hơn 1.000 lễ hội một năm, nhiều nhất cả nước
Theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, toàn quốc có hơn 7.900 lễ hội, trong đó lễ hội dân gian nhiều nhất với trên 7.000, chiếm trên 88,3%, theo sau là lễ hội tôn giáo.
Lễ hội kéo dài nhất miền Bắc?
Lễ hội đền Gióng
Lễ hội Chùa Hương
Lễ hội chùa Thầy
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, hội chùa Hương là lễ hội kéo dài nhất ở miền Bắc, cũng như cả nước (từ mùng 6 tháng giêng tới hết tháng 3 Âm lịch). Đợt cao điểm của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Trung tâm chùa Hương nằm ở ven bờ phải sông Đáy, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Nội hơn 50 km.
Lễ hội chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ bà chúa nào?
Bà chúa Ba
Bà chúa Tuyết
Bà chúa Xứ
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Trong truyền thuyết, vào thế kỷ đầu tiên ở vùng đất này có công chúa Diệu Thiện - tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm tu hành 9 năm đắc đạo trở thành Phật đi cứu độ chúng sinh. Ngày đó cũng được xem là ngày Phật Đản (được xác định là ngày 19 tháng 2 âm lịch), đây cũng là thời điểm mùa xuân vừa đến, trăm hoa đua nở. Đến tháng 3 năm 1770 (năm Canh Dần), Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đã có chuyến tuần du cùng quân dưới trướng đến Trấn Sơn Nam. Chúa đã vào động Hương Tích để thắp hương, vãn cảnh và Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm có đề lên trên vách đá trước cửa động Hương Tích năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Đây là nơi linh địa, lại được Chúa ca ngợi nên trở thành đắc địa hơn, trở thành chỗ dựa tinh thần của nhiều người dân để mong cầu an bình và mọi điều được suôn sẻ, tốt lành. Ngoài ra, Chúa Trịnh Sâm cũng là một trong những người góp phần đưa vị thế động Hương Tích trở thành một di tích lớn, đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội chùa Hương về sau. Từ đó hàng năm du khách đến tham quan lễ hội ngày một đông hơn. Nhưng cho đến năm 1896 niên hiệu Thành thái năm thứ 8, lễ hội chùa Hương mới chính thức mở hội lớn sau ngày lễ hội khai sơn của làng Yến Vỹ (mùng 6 tháng Giêng).
Địa phương nào nhiều lễ hội nhất cả nước?
Hà Nội
Phú Thọ
Ninh Bình
Bắc Ninh
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, toàn quốc có hơn 7.900 lễ hội, trong đó lễ hội dân gian nhiều nhất với trên 7.000, chiếm trên 88,3%, theo sau là lễ hội tôn giáo (544). Địa phương có nhiều lễ hội nhất là Hà Nội, với hơn 1.000.
Địa phương nào ít lễ hội nhất?
Lào Cai
Yên Bái
Lai Châu
Câu trả lời đúng là đáp án C:
Địa phương có nhiều lễ hội nhất là thành phố Hà Nội (1095 lễ hội), ít lễ hội nhất là tỉnh Lai Châu (17 lễ hội). Như vậy lễ hội dân gian có tỷ lệ lớn nhất và bao trùm hầu hết các làng xã Việt Nam.
Lễ hội làng Triều Khúc có màn múa nào?
Con đĩ đánh bồng
Múa rối nước
Múa bài Bông
Múa Đèn
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Vào thế kỷ thứ 8, làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, là nơi vua Phùng Hưng tập kết nghĩa sĩ, bao vây đội quân nhà Đường. Hàng năm, cứ vào ngày 9/1 âm lịch, dân làng lại tổ chức lễ hội truyền thống tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Phùng Hưng. Điểm nhấn của lễ hội là màn múa "Con đĩ đánh bồng". Theo quan niệm dân gian, xưa kia các quan võ và binh lính khi ra trận đã sáng tạo ra điệu múa này để khích lệ tinh thần binh sĩ, giúp họ vơi đi nỗi nhớ nhà và có thêm ý chí giết giặc. Do không có phụ nữ, những chàng trai trắng trẻo vận quần áo phụ nữ, giả gái diễn trò mua vui cho anh em. Các chàng trai múa đánh bồng được tuyển chọn kỹ lưỡng, và phải là người làng. Đội múa được tập luyện cùng ban nhạc tại câu lạc bộ múa bồng vào những ngày trước hội. Họ sẽ vừa đi vừa nhún nhảy, miệng cười tươi, ánh mắt đong đưa, tay vỗ trống, họa theo âm thanh của dàn trống cái, chũm chọe và tù. Ngoài điệu múa cổ này, hội còn có các tiết mục khác như múa rồng, múa lân, múa sênh tiền, múa bồng và múa chạy cờ.
Lễ hội Bà Chúa Xứ là ở tỉnh nào?
Lạng Giang
An Giang
Sóc Trăng
Tây Ninh
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Lễ hội Bà Chúa Xứ (còn gọi là lễ Vía Bà) được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch. Tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế),thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang. Phần lễ của lễ Vía Bà gồm năm lễ: Lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, lễ Túc Yết, lễ xây chầu, lễ Chánh tế. Lễ tắm Bà. Lễ này được tổ chức vào lúc 24 giờ đêm 23 rạng ngày 24. Nói là tắm bà, nhưng thực tế là lau lại bụi bặm trên tượng thờ và thay áo mão cho Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khoẻ mạnh và trừ ma quỷ. Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ, sau đó mọi người được tự do lễ bái. Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà: Lễ này được tiến hành vào lúc 15 giờ ngày 24. Các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu nằm đối diện với miếu bà làm lễ Thỉnh Sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, và bài vị Hội đồng. Khi vào đến Miếu Bà, các bài vị trên được an vị ngôi chính điện, Ban quản trị dâng hương thỉnh an, lễ thỉnh sắc kết thúc. Tục lệ thỉnh sắc Thoại Ngọc hầu đã có từ lâu để tỏ lòng biết ơn ông là người có công khai phá vùng đất hoang vu này.
Lễ hội xuân Yên Tử tri ân công đức của vị vua nào?
Trần Nhân Tông
Trần Thánh Tông
Trần Minh Tông
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Yên Tử, danh thiêng được Phật Hoàng Trần Nhân Tông lựa chọn tu hành sau khi nhường ngôi, nơi ngài hoàn thiện hệ thống giáo lý Pháp phái Trúc Lâm làm nền tảng tư tưởng, đạo đức cho một thời hoàng kim triều Trần, khi Phật giáo là Quốc giáo. Với tư tưởng "Hòa quang đồng trần" - Phật giáo nhập thế, Phật Hoàng khéo léo gắn kết đạo và đời, lấy đạo xây đời và qua đời dựng đạo, hết lòng vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc người dân. Nhìn lại quá khứ hào hùng, tưởng nhớ Phật Hoàng, lần đầu tiên Quảng Ninh tổ chức chuỗi hoạt động du lịch tâm linh tại Yên Tử dịp cuối năm, nổi bật gồm: Cầu quốc thái dân an, lễ Nhiễu tháp tưởng nhớ Phật Hoàng, đàn lễ Quy y Tam Bảo, đêm hội hoa đăng, giảng dạy Phật pháp. Hướng tới tổ chức các hoạt động văn hoá quanh năm. Lễ hội diễn ra từ tháng Giêng cho đến hết tháng Ba âm lịch. Lễ này đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, cũng như du khách thập phương, chúng tăng, ni, phật tử cả trong và ngoài nước cùng các quý đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tỉnh, thành trong cả nước về đây tham dự. Không chỉ có vậy Yên Tử còn là nơi có cảnh đẹp kỳ vĩ, linh thiêng, huyền bí, suối reo, có thác đổ, thông hổ phách thông tùng linh khí mai vàng rực rỡ, rừng trúc bạt ngàn …cùng với những thảm thực vật phong phú, tạo nên nét đẹp hoang sơ mà đầy thơ mộng. Trong thời gian gần đây Yên Tử đã trở thành nơi du lịch văn hóa tâm linh, thắng cảnh, sinh thái, thu hút hàng ngàn du khách trong ngoài nước mỗi năm.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra ở đâu?
Phú Yên
Bình Định
Khánh Hòa
Câu trả lời đúng là đáp án C:
Lễ hội diễn ra từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Lễ hội này là lễ hội truyền thống nổi tiếng của dân tộc Chăm ở tỉnh Khánh Hòa, đây là một lễ hội dân gian lớn nhất trong năm nhằm tưởng nhớ công lao giúp dân, đem lại những điều tốt lành và hạnh phúc cho mọi người của nữ thần Yang Po Inu Nagar. Ngoài những nghi lễ truyền thống, lễ hội cũng có nhiều hoạt động văn hóa phong phú như: Những điệu múa cổ truyền Chăm, triển lãm tranh ảnh liên quan to vương quốc Chăm, hát Chăm làm gốm cổ truyền của đồng bào Chăm và trình diễn nghề dệt thổ cẩm Chăm. Lễ hội Tháp Bà Ponagar còn được gọi là lễ hội Thiên Yana Thánh mẫu hay Vía Bà, được tổ chức hàng năm từ 21 – 13/3 âm lịch. Lễ hội nhằm tưởng nhớ công đức của Thiên Yana Thánh Mẫu, người được cư dân Chăm pa gọi là Po Inư Nagar – người Mẹ của xứ sở. Theo lời kể, người này đã dạy cho cư dân địa phương cách thức trồng lúa, dệt vải, chăn nuôi, sinh sống… Lễ hội Tháp Bà Ponagar được nhiều du khách biết đến và đưa vào lịch trình đi du lịch Nha Trang. Lễ hội này thường được tổ chức tại quần thể di tích Tháp Bà Ponagar Nha Trang, là một quần thể kiến trúc Chămpa và là dấu ấn của vương quốc Chămpa cổ đến nền văn hóa của người Việt. Những bức tượng thần Shiva cưỡi Ngưu thần Nandin, các tượng linh vật, những nét trạm trổ, điêu khắc tinh xảo được xây dựng từ thế kỷ 13, đến nay vẫn được giữ nguyên vẹn, đặc trưng cho kiến trúc đặc sắc của văn hóa Chămpa. Trong tâm thức cũng như đời sống và nền văn hóa bao đời nay của người Chăm pa, bà mẹ Xứ sở – nữ thần Po Inư Nagar có vai trò vô cùng quan trọng và là vị thần đầy quyền năng và sáng tạo. Đó là người phụ nữ duy nhất được tôn thờ độc lập. Mẹ xứ sở luôn luôn dẫn dắt để người dân Chăm pa có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chính vì thế, người dân Chăm pa tôn thờ vị thần Po Inư Nagar này với hình thức tế lễ linh thiêng nhất. Mọi gia đình, làng xóm đều thờ vị thần này. Tháp Bà Ponagar lại là công trình kiến trúc lớn nhất được xây dựng chỉ để thờ Mẹ xứ sở.
Bạn hãy tiếp tục tìm hiểu về các tỉnh thành trên cả nước nhé!
Từ năm 1975 đến nay, những tỉnh này trải qua nhiều giai đoạn thành lập, giải thể, sáp nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính địa phương.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]