Cầu quay duy nhất ở Việt Nam nằm ở tỉnh thành nào?
Đây là cầu quay duy nhất ở Việt Nam, được thi công năm 1998-2000. Cầu có kiến trúc độc đáo, giúp giao thông đường bộ thuận tiện, không cản trở những con tàu biển trọng tải lớn tiến sâu vào đất liền.
Cầu quay duy nhất ở Việt Nam nằm ở tỉnh thành nào?
Bình Định
Bình Thuận
Đà Nẵng
Câu trả lời đúng là đáp án C: Đây là cầu quay duy nhất ở Việt Nam, được thi công các năm 1998-2000. Cầu có kiến trúc độc đáo, giúp giao thông đường bộ thuận tiện, không cản trở những con tàu biển trọng tải lớn tiến sâu vào đất liền. Dài gần 500 m, rộng 12 m, cầu nối liền hai tuyến đường trung tâm giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng). Hàng ngày, cứ đến 1h sáng, phần giữa của cầu lại quay 90 độ để mở đường cho tàu thuyền lớn qua lại. Điều này đem lại sự tò mò cho người dân và du khách đến thành phố. Cũng ở Đà Nẵng, Thuận Phước là một trong những cầu treo dây võng hiện đại dài nhất Việt Nam. Tổng chiều dài cây cầu nối hai bờ vịnh Đà Nẵng là 1,8 km; rộng 18 m với mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Cầu được khánh thành vào ngày 19/7/2009 sau 6 năm thi công.
Cầu vượt biển dài nhất Việt Nam là?
Thị Nại
Cần Thơ
Phú Mỹ
Câu trả lời đúng là đáp án A: Cầu Thị Nại là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội dài gần 7 km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội). Công trình xây dựng cầu Thị Nại được khởi công vào tháng 11 năm 2002 và hoàn thành vào ngày 12 tháng 12 năm 2006. Tổng số vốn đầu tư cho xây dựng công trình là 582 tỷ đồng. Phần chính của cầu dài 2.477,3 m, rộng 14,5 m. Cầu gồm 54 nhịp có khẩu độ mỗi nhịp là 120 m. Tính cả phần hệ thống đường gom, cầu dài 6960 m với 5 cầu ngắn. Cầu chịu xe trọng tải 30 tấn và xe bánh xích trọng tải 80 tấn.
Cây cầu dây văng dài nhất bắc qua sông Hồng nằm ở tỉnh thành nào?
Thái Bình
Hà Nội
Nam Định
Câu trả lời đúng là đáp án B: Nhật Tân là cầu dây văng dài nhất bắc qua sông Hồng (nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ), có tổng vốn đầu tư 13.626 tỷ đồng. Công trình được khởi công năm 2009 và hoàn thành sau 5 năm. Phần cầu chính dài 3,7 km với thiết kế dây văng liên tục 5 trụ tháp (tượng trưng cho 5 cửa ô Hà Nội), phần đường dẫn dài 5,1 km và rộng 60 m với 4 làn xe. Khánh thành tháng 1/2015, Nhật Tân là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục, nhiều nhịp trên thế giới áp dụng công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép... được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam. Cầu không chỉ phục vụ các phương tiện giao thông mà còn trở thành điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan khu vực cửa ngõ phía bắc thủ đô Hà Nội.
Cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam là cây câu nào?
Pá Uôn
Phú Mỹ
Cầu Rồng
Câu trả lời đúng là đáp án A: Cầu Pá Uôn nằm trên quốc lộ 279 bắc qua hồ sông Đà (thuộc xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La), cách TP Sơn La khoảng 70 km. Đây là tuyến giao thông huyết mạch nối Sơn La với các tỉnh Tây Bắc khác như Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai. Năm 2012 cầu được khánh thành, tổng mức đầu tư 528 tỷ đồng. Cầu dài hơn 1,4 km, trong đó phần cầu chính dài gần một km; rộng 9 m. Cầu gồm hai mố và 11 trụ, trong đó trụ chính cao hơn 98 m. Nếu tính từ cao độ đáy sông lên đến cao độ mặt cầu là gần 104 m. Đây cũng là cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam.
Cây cầu treo dây võng hiện đại dài nhất Việt Nam là?
Thuận Phước
Mỹ Thuận
Phú Mỹ
Câu trả lời đúng là đáp án A: Thuận Phước là cầu treo dây võng hiện đại dài nhất Việt Nam. Tổng chiều dài cây cầu nối 2 bờ vịnh Đà Nẵng là 1,8 km; rộng 18 m với mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Cầu được khánh thành vào ngày 19/7/2009 sau 6 năm thi công.
Cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng là...?
Cầu Chương Dương
Cầu Long Biên
Câu trả lời đúng là đáp án B: Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp. Cầu Long Biên đến nay đã hơn 100 năm tuổi, trải qua nhiều biến cố thăng trầm nên mang nhiều giá trị lịch sử không chỉ riêng Hà Nội mà còn đối với người dân Việt Nam.
Cây cầu nào rộng nhất Việt Nam?
Đông Trù
Thị Nại
Chương Dương
Vĩnh Tuy
Câu trả lời đúng là đáp án A: Cầu Đông Trù bắc qua sông Đuống, nằm trên quốc lộ 5 kéo dài, nối xã Đông Hội, huyện Đông Anh ở phía Bắc Hà Nội và phường Ngọc Thụy, quận Long Biên ở phía Nam Hà Nội. Cầu Đông Trù dài 1,1 km bắc qua sông Đuống, mặt cắt rộng 55 m với 8 làn xe. Ngoài hệ thống đường dẫn hai đầu, cầu gồm 3 nhịp chính trong đó 2 nhịp biên dài 80 m và nhịp giữa sông dài 120 m. Nếu như những cây cầu xây dựng trước đây như Thăng Long, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Chương Dương dường như mới đáp ứng được công năng vận tải, thì cầu Đông Trù còn có điểm nhấn với cảnh quan với kiến trúc lộ rất đẹp. Công trình không chỉ là bước đột phá trong tiến trình phát triển của thủ đô, mà còn là đòn bẩy góp phần thúc đẩy các khu công nghiệp, đô thị phía Bắc sông Hồng. Với chiều rộng này, hiện nay cầu Đông Trù được xem là cây cầu rộng nhất Việt Nam.
Cây cầu nào sau đây được thiết kế theo kiến trúc Gô tích?
Cầu Long Biên
Cầu Trường Tiền
Cầu Phú Mỹ
Câu trả lời đúng là đáp án B: Cũng như cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội, cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương ở Huế, ngay sát kinh thành. Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép với chiều dài 402,60 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m. Khổ cầu 6 m, được thiết kế theo kiến trúc Gô tích, bắc qua sông Hương. Đầu cầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội… Hình ảnh những nhịp cầu cong cong soi bóng xuống dòng sông, in trên bầu trời; hình ảnh những tà áo dài nữ sinh bên cầu, những con thuyền trên dòng sông dưới chân cầu, những tán phượng đỏ hoa đầu cầu; hình ảnh cây cầu sáng rực rỡ lung linh trong đêm… mãi là những ký ức đẹp, những âm điệu và ngôn từ đẹp lãng mạn đến muôn đời của bài thơ xứ Huế.
Bạn hãy tiếp tục tìm hiểu về các tỉnh thành trên cả nước nhé!
Với dân số khoảng 600.000 người, cộng đồng dân cư ở tỉnh này có ba dân tộc chính: dân tộc Kinh chiếm 75%, dân tộc Chăm 13%, dân tộc Răglây 11%, còn lại là các dân tộc khác.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]