Trang trí cho chai thủy tinh vứt đi, 9x bán hàng triệu đồng/sản phẩm

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Các sản phẩm này được khá nhiều người yêu thích vì độc, lạ nên họ chấp nhận bỏ tiền ra mua với giá hàng triệu đồng/sản phẩm.

Với niềm đam mê tăm tre, anh Đặng Hồng Ron (sinh năm 1990, trú tại Hoài Nhơn, Bình Định) đã sáng tạo ra cách đưa mô hình tăm tre vào chai, lọ thủy tinh để tạo ra tác phẩm độc đáo. Cơ duyên anh làm sản phẩm này rất tình cờ, đó là trong một lần xem trên tivi thấy ảnh một chiếc thuyền trong bóng đèn, anh thấy khá thích thú. Trong khi đó, nhà lại gần biển, thường xuyên ra biển chơi và thấy rất nhiều chai thủy tinh đẹp, với nhiều kiểu dáng và kích cỡ khác nhau trôi dạt vào bờ biển.

“Tôi thấy việc vứt chai thủy tinh thế này vừa lãng phí vừa ảnh hưởng môi trường. Nên khi xem xong mô hình chiếc thuyền trong bóng đèn, tôi nghĩ ngay đến việc nhặt các chai thủy tinh này về và tạo mô hình, tiểu cảnh trong đó để thêm phần sinh động”, anh cho hay.

Anh Ron làm các sản phẩm này từ năm 2012.

Anh Ron làm các sản phẩm này từ năm 2012.

Mỗi sản phẩm anh đều dành cả tâm huyết để hoàn thiện.

Mỗi sản phẩm anh đều dành cả tâm huyết để hoàn thiện.

Đem các chai thủy tinh này về, anh rửa sạch và phơi khô. Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu, anh đã chọn xây dựng các mô hình bằng tăm tre trong những chiếc chai đó. “Có 3 lý do mà tôi chọn nguyên liệu này. Thứ nhất, tôi đặc biệt rất thích những sản phẩm từ tre nứa. Thứ hai là tăm tre được sản xuất bán để ủng hộ người tàn tật, tôi mua thì cũng như ủng hộ họ. Thứ ba, tăm tre họ sản xuất theo mẫu, phù hợp với điều kiện làm của mình”, anh lý giải.

Do không được đào tạo qua trường lớp nào, anh đều phải tự làm, mày mò dần dần và rút kinh nghiệm qua từng tác phẩm. Các mô hình trong chai thủy tinh cũng đều là ý tưởng tự phát. Vì vậy, anh luôn phải sắp xếp mọi thứ trong đầu từ trước và bắt tay vào thực hiện.

Để hoàn thiện một sản phẩm, anh Ron cho rằng cần phải làm rất nhiều công đoạn. Mọi sản phẩm anh đều phải nghĩ mô hình trước, sau đó sẽ lựa chọn vỏ chai thủy tinh sao cho phù hợp. Sau đó, anh sẽ đo kích thước mô hình để khi đưa vào chai vừa vặn và phù hợp nhất. Tiếp theo, đo kích thước các chi tiết nhỏ của mô hình thật chính xác rồi đưa tăm vào chai.

Sản phẩm này đòi hỏi tỉ mỉ và kiên nhẫn từ người làm.

Sản phẩm này đòi hỏi tỉ mỉ và kiên nhẫn từ người làm.

Có những sản phẩm anh bán giá hàng triệu đồng.

Có những sản phẩm anh bán giá hàng triệu đồng.

“Vì miệng chai thủy tinh nhỏ nên tôi phải đưa từng ít tăm một vào chai rồi định hình, cố định chi tiết. Sau khi thấy hợp lý, tôi sẽ dán keo và vệ sinh sản phẩm”, anh nói.

Theo anh, khâu khó nhất là định hình, cố định chi tiết và dán keo bởi chỉ một sơ suất nhỏ là hỏng toàn bộ, rất khó sửa chữa. Anh nói thêm: “Một tác phẩm ở ngoài khi làm sai, người làm sẽ sửa chữa, tháo gỡ một cách dễ dàng, còn trong chai thì rất khó vì miệng chai rất nhỏ, khó điều chỉnh”.

Chính vì vậy, khi mới làm, anh chưa có nhiều kinh nghiệm, các sản phẩm anh làm gần như không được theo ý muốn. Nhưng đam mê khiến anh chưa một lần nản chí, đến nay, gần 10 năm làm mô hình, anh có kinh nghiệm hơn và việc hư hỏng sản phẩm đã không còn nhiều nữa.

Trang trí cho chai thủy tinh vứt đi, 9x bán hàng triệu đồng/sản phẩm - 5

Một số sản phẩm khác của anh.

Một số sản phẩm khác của anh.

Vì chỉ làm thời gian rảnh rỗi vào buổi tối, mỗi sản phẩm hoàn thiện, anh cần từ 4-5 ngày, thậm chí kéo dài đến nửa tháng, tùy thuộc vào độ phức tạp của mô hình tăm tre bên trong chai thủy tinh. “Có những lúc đam mê quá, bị cuốn theo tác phẩm, tôi ngồi miệt mài từ 7 giờ tối đến 1-2 giờ sáng mà không hề hay biết”, anh vừa cười vừa chia sẻ.

Tính đến nay, anh đã làm được rất nhiều mô hình khác nhau với giá bán dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng/sản phẩm. Anh cho biết tất cả các mô hình này anh đều làm bằng cả tâm huyết của mình nên anh đều trân trọng.

“Thật vui, nhiều người cũng rất trân trọng các sản phẩm tôi làm ra nên họ đặt mua các sản phẩm này về trưng bày trong nhà, chỗ làm việc”, anh nói.

Hiện tại, mục đích chính của anh làm các sản phẩm này được sống với đam mê, giống như sống trong không gian riêng của bản thân. Trong tương lai, anh mong muốn các sản phẩm do anh làm ra sẽ “bay xa” nữa để chia sẻ đam mê với nhiều người hơn.

Thú chơi độc, lạ: Chị em Hà thành rủ nhau mua lúa nếp về cắm bình

Những bông lúa nếp non được cắt và buộc thành bó bán với giá khoảng 50.000 – 55.000 đồng/1,5kg đang được nhiều chị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN