Theo chân “thợ rừng” tìm mật ong đắng giá đắt đỏ, nửa tháng thu hàng trăm triệu đồng

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Gần 15 ngày vượt núi, ngủ rừng, nhóm của anh Nam thu hoạch được khoảng 200 lít mật, bán với giá gần triệu đồng/lít.

Vào cuối thu, đầu đông, khi cánh rừng già ở Minh Long (Quảng Ngãi) trắng xoá hoa chân chim, anh Trịnh Hoài Nam, trú tại Tân Sơn (Phú Thọ) lại cùng những người bạn của mình đi tìm mật ong đắng.

Nhóm thợ vượt rừng, đi bộ tìm mật ong. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Nhóm thợ vượt rừng, đi bộ tìm mật ong. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Từ miền Bắc vào miền Trung, với sự hỗ trợ của anh em bạn rừng tại Quảng Ngãi, nhóm anh Nam gồm 10 người, 7 người chuyên đi lấy mật ong rừng và 3 người đi cùng trải nghiệm.

Đường vào rừng hiểm trở với những con dốc dựng đứng và đá trơn trượt. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Đường vào rừng hiểm trở với những con dốc dựng đứng và đá trơn trượt. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Anh Nam cho biết, loại mật này chỉ có trong 2 tháng nên cả đoàn phải tận dụng thời gian này để đi khai thác, mang về những bầu mật vàng óng ánh, thơm mùi hoa, ngọt nhưng hậu vị lại đắng, rất tốt cho sức khoẻ.

Hoa ngũ gia bì hay còn gọi là hoa chân chim, là một vị thuốc trong đông y. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Hoa ngũ gia bì hay còn gọi là hoa chân chim, là một vị thuốc trong đông y. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

“Cây ngũ gia bì trong đông y là một vị thuốc, hoa của nó màu trắng, nhỏ, thơm, nhiều mật có vị đắng nên cả bầy ong kéo nhau đến hút mật. Đi đến cửa rừng là ngửi thấy mùi thơm của hoa, đứng gần một cây ngũ gia bì đang nở hoa là nghe tiếng ong bay vù vù như máy bay”, anh Nam cho hay.

Những con ong khoái hút mật của hoa ngũ gia bì về luyện thành thứ mật ong có hậu vị đắng, rất tốt cho sức khoẻ. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Những con ong khoái hút mật của hoa ngũ gia bì về luyện thành thứ mật ong có hậu vị đắng, rất tốt cho sức khoẻ. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Đi bộ hàng giờ từ đường lớn vào sâu trong cánh rừng, nhóm anh Nam dùng ống nhòm để đoán định hướng ong bay. Khi tìm được tổ ong rồi, người mặc đồ bảo hộ trèo lên cây cao cắt ong, người đảm nhận nhiệm vụ quay phim chụp ảnh, người phía dưới quan sát, trợ giúp.

Nhóm đi săn ong của anh Nam luôn có từ 3 người trở lên để hỗ trợ nhau. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Nhóm đi săn ong của anh Nam luôn có từ 3 người trở lên để hỗ trợ nhau. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

“Ong này chuyên làm tổ trên cao, mỗi tổ có hàng nghìn ong thợ nên phải hết sức cẩn thận. Chúng tôi thường đi theo đoàn từ 3 người trở lên, mặc đồ bảo hộ, chuẩn bị dây bảo hộ, guốc trèo cây để trèo. Tiếp cận được tổ ong rồi thì dùng khói để đuổi ong đi, dùng tay gạt ong trưởng thành rồi dùng dao cắt tổ bỏ vào túi nilon mang xuống”, anh Nam nói.

Những tổ ong khoái "khổng lồ" vắt vẻo trên cành cây cao giữa rừng già. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Những tổ ong khoái "khổng lồ" vắt vẻo trên cành cây cao giữa rừng già. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Kể lại chuyến đi này, anh Nam cho biết, khó khăn nhất mà cả nhóm gặp phải là địa hình ở khu rừng này rất hiểm trở, núi cao, dốc dựng đứng. Cả nhóm phải lấy tay vịn cành cây để trợ lực leo lên. Chưa kể, ngọn núi này rất nhiều rắn độc, nhất là rắn lục đuôi đỏ.

Ong khoái tự nhiên làm tổ trên cây cao, sâu trong rừng già nên việc khai thác khó khăn. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Ong khoái tự nhiên làm tổ trên cây cao, sâu trong rừng già nên việc khai thác khó khăn. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

“Cả nhóm đi trong này không dám quơ chân tay lung tung vì chỗ nào cũng có thể có rắn. Năm ngoái, nhóm có người bị rắn cắn ở đây rồi, năm nay cũng bị. Vậy nên thợ rừng ngoài sức khoẻ, kinh nghiệm bắt ong thì cần phải có kinh nghiệm đi rừng, kinh nghiệm xử lý ong đốt và xử lý khi bị rắn độc cắn.

Rắn lục đuôi đỏ được anh Nam chụp lại trong chuyến đi rừng vừa qua. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Rắn lục đuôi đỏ được anh Nam chụp lại trong chuyến đi rừng vừa qua. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Thuận lợi nhất là những ngày anh em tôi đi ăn ong thì trời quang mây tạnh, nắng ráo nên việc đi lại, di chuyển cũng dễ dàng hơn, mật khai thác được cũng đạt chất lượng hơn vì nếu trời mưa, đường sẽ trơn trượt, mật dính nước sẽ dễ hỏng”, anh Nam cho hay.

Thợ rừng dùng khói đuổi ong bay đi để lộ tổ ong vàng óng giữa rừng. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Thợ rừng dùng khói đuổi ong bay đi để lộ tổ ong vàng óng giữa rừng. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Trải qua 15 ngày đi lấy mật ong đắng, nhóm anh Nam thu về được khoảng 200 lít mật, bán được khoảng 170 triệu đồng. Tổ to nhất được nhóm anh khai thác nặng lên tới hơn 20kg, thu về được 12 lít mật, khoảng 10 triệu đồng.

Mỗi tổ ong khoái nặng từ vài cân đến vài chục cân. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Mỗi tổ ong khoái nặng từ vài cân đến vài chục cân. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Theo anh Nam, mật ong đắng thực chất là mật của tổ ong khoái, một loại ong chỉ có trong rừng già. Tuy nhiên, do ong lấy mật từ cây hoa ngũ gia bì nên sẽ có vị đắng nhẹ ở hậu vị.

Mật ong khoái rừng được nhóm anh Nam khai thác sẽ được bán với giá 550 nghìn đồng/lít. Tuy nhiên, trên thị trường bán lẻ là 1,2-1,5 triệu đồng/lít.

Với loại mật ong đắng do ong khoái hút mật từ hoa ngũ gia bì này, nhóm anh Nam đang bán với giá 850 nghìn đồng/lít, chỉ dành cho khách quen đã đặt trước còn trên thị trường rất ít người có để bán.

Nguồn: [Link nguồn]

Quả dại giá rẻ bèo ở nước ngoài về Việt Nam thành “siêu trái cây“ giá tiền triệu

Những loại quả này ở nước ngoài rất phổ biến, nhiều loại là cây dại mọc ở bờ bụi, chín chẳng ai ăn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN