Sanh cổ mua 28 tỷ, sau một năm đã có khách trả gấp gần 4 lần

Sự kiện: Cây cảnh hoa cảnh

Ông Phan Văn Toàn (TP. Việt Trì, Phú Thọ) chủ nhân tác phẩm sanh cổ “Tiên lão giáng trần” cho biết, hiện giới chơi lan var trả 100 tỷ đồng nhưng ông chưa đồng ý bán.

Giữa năm 2020, ông Phan Văn Toàn (biệt danh Toàn đô-la, TP. Việt Trì – Phú Thọ) đã bỏ ra 28 tỷ đồng mua cây sanh "Tiên lão giáng trần" từ ông Nguyễn Văn Chí (Thường Tín, TP. Hà Nội).

Sự kiện này đã gây chấn động cả làng cây cảnh Việt Nam bởi thời điểm mua cây được coi là giao dịch mua, bán cây sanh có giá trị cao nhất từ trước đến nay. Được biết, trước đó anh Chí mới mua tác phẩm này của anh Dương Văn Mười (Thường Tín) với giá 16 tỷ đồng.

Anh Toàn đô-la bên cây "Tiên lão giáng trần"

Anh Toàn đô-la bên cây "Tiên lão giáng trần"

Qua một năm “Tiên lão giáng trần” về khuôn viên nhà anh Toàn đã có rất nhiều đoàn, người yêu cây cảnh trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng tác phẩm được coi là có 1-0-2 ở Việt Nam.

Trao đổi với PV, anh Toàn cho biết, ngày mang cây từ Thường Tín về anh đã nói trước những người yêu cây cảnh là anh may mắn sở hữu được một “báu vật sống” bởi đây là tác phẩm hội tủ đầy đủ yếu tố của một cây cảnh cổ kính, đương đại.

"Thời điểm đó tôi cũng khẳng định mua tác phẩm này với giá 28 tỷ đồng là rất rẻ dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng theo thời gian đã chứng minh lời tôi nói rất đúng. Hiện tại, có khách là người chơi lan var (lan đột biến) đã trả giá 100 tỷ đồng nhưng tôi chưa đồng ý", anh Toàn nói.

Theo chủ nhân tác phẩm, sở dĩ chưa muốn bán vì giá trị một cây sanh quý hiếm nhất Việt Nam có khi chưa bằng một giò lan đột biến cao nhất bây giờ nên anh chưa bán.

“Nếu bán phải hơn 100 tỷ tôi mới bán. Tôi muốn giá trị của những tác phẩm quý về đúng giá trị thực của nó vì đó là công sức, tâm huyết của những người yêu nghề thực thụ”, anh Toàn khẳng định.

Sanh cổ mua 28 tỷ, sau một năm đã có khách trả gấp gần 4 lần - 2

Cũng theo anh Toàn, hiện giới chơi lan var đang “săn” những cây thương hiệu, đặc biệt là những tác phẩm sanh cổ. Mà những cây sanh thương hiệu ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mới đây nhất, tác phẩm sanh cổ “Huyền phượn vũ” của nghệ nhân Cường họa sĩ (Hà Nội) được giới chơi lan đột biến mua với giá hơn 10 tỷ đồng.

“Tuy nhiên, tác phẩm Huyền phượng vũ vừa về đến Thái Bình họ đã bán lại với giá gấp đôi. Điều đó chứng tỏ những cây cảnh nghệ thuật độc đáo rất có giá trị trường tồn”, anh Toàn cho hay.

Sanh cổ mua 28 tỷ, sau một năm đã có khách trả gấp gần 4 lần - 3

Anh Dương Văn Mười, chủ nhân làm nên tác phẩm “Tiên lão giáng trần” cho biết: “Gần đây tôi dẫn khách là người chơi lan đột biến lên nhà anh Toàn để hỏi mua lại cây, khách đã trả lên đến 70 tỷ đồng nhưng anh Toàn không bán”.

Theo anh Mười, đây là tác phẩm sanh cổ tâm huyết cả một đời làm cây cảnh nghệ thuật, cây có tuổi đời khoảng 400 năm, được cắt ra từ một cây khác, đây là phần ngọn. Mất hơn 10 năm kiên trì tạo tác mới tạo nên một tác phẩm độc đáo nhất Việt Nam.

Giá trị nhất của Tiên lão giáng trần nằm ở phần thân kỳ, quái của cây. Những khối, cục mốc trắng càng làm tăng thêm độ đẹp của cây mà không có công nghệ nào có thể làm ra được, chỉ có cây tuổi đời lâu năm mới có. Giới chơi cây cảnh đều cho rằng, tác phẩm “Tiên lão giáng trần” xứng đáng với số tiền hàng chục tỷ đồng. 

Việt Nam có giống cây ”chảy máu”, bán giá trăm nghìn/kg mà ùn ùn người mua

Trước khi có thương lái Trung Quốc thu mua, giống cây này có giá chỉ vài nghìn đồng/kg.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Cây cảnh hoa cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN