Sản phẩm làm từ phế liệu hút khách, giá hàng triệu đồng vẫn nhiều người đặt mua

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Không ai nghĩ rằng những sản phẩm đẹp, nhìn nghệ thuật như này lại làm từ những thứ bỏ đi.

Khi còn là học sinh, anh Đỗ Minh Khoa (1983) đã bị mê hoặc bởi những con robot trong các truyện tranh nổi tiếng thời đó như Doremon của họa sĩ Fujiko Fujio; dũng sĩ Hesman của họa sĩ Hùng Lân... Anh ước mơ có thể tự làm những con robot này thỏa mãn đam mê. Anh bắt đầu lấy bút bi và mô tơ điện trong các đồ chơi trẻ em... để chế tạo ra những con robot cho riêng mình.

Tuy nhiên, đa số các sản phẩm lúc này đều không hoàn thiện. Anh chỉ tạo ra phần đầu, phần thân nhưng không làm được các bộ phận khác và cuối cùng chưa hoàn chỉnh đầy đủ theo mong muốn.

Anh Khoa bên mô hình robot mà anh tự chế bằng các phế thải kim loại.

Anh Khoa bên mô hình robot mà anh tự chế bằng các phế thải kim loại.

Đến nay, anh làm hơn trăm mẫu các loại.

Đến nay, anh làm hơn trăm mẫu các loại.

Năm 2013, anh tình cờ nhìn thấy các tác phẩm về chủ đề con vật sử dụng từ các vật liệu bỏ đi của một số nhà chế tác trên thế giới qua mạng Internet. Như được khơi dậy lại niềm đam mê từ hồi nhỏ đó, anh bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn để có thể làm ra các tác phẩm theo sở thích.

Để chế tác các mô hình này, anh đã cố gắng tìm và sưu tầm các loại phế liệu khác nhau và dành thời gian để tư duy cách lắp ráp sao cho chúng mô phỏng được các bộ phận, hình dáng của con vật.

“Đối với mình, một tác phẩm thành công là thể hiện được cái hồn của con vật, làm toát nên vẻ sinh động và nét đẹp tự nhiên. Khi nhìn thoáng qua, người xem thấy được bố cục chung về hình hài con vật nhưng khi nhìn kĩ vào từng chi tiết lại thấy đó là hình ảnh những phế liệu, vật dụng hàng ngày được lắp ráp khéo léo và ăn khớp với nhau.

Ví dụ như, phần đuôi chú chuồn chuồn là ăng ten thu sóng của radio, hay chiếc càng sắc nhọn của chú bọ ngựa là mảnh dao của máy xay sinh tố - một vật dụng thường thấy trong mỗi gia đình... Thông qua những tác phẩm, mình mong muốn thể hiện thông điệp rằng, những phế liệu bỏ đi có hại cho môi trường có thể được tái chế thành những sản phẩm thú vị”, anh nói.

Ban đầu anh chỉ làm mục đích để chơi nhưng lại có người đặt hàng.

Ban đầu anh chỉ làm mục đích để chơi nhưng lại có người đặt hàng.

Anh sẽ làm theo yêu cầu người đặt và bán giá lên đến hàng triệu đồng/sản phẩm.

Anh sẽ làm theo yêu cầu người đặt và bán giá lên đến hàng triệu đồng/sản phẩm.

Mục đích ban đầu chỉ là làm các sản phẩm này theo sở thích cá nhân để có được bộ sưu tập các con côn trùng cho bản thân. Thời gian sau, anh đưa hình ảnh sản phẩm mình làm lên mạng xã hội để mọi người cùng chiêm ngưỡng. Nhiều người đã bày tỏ sự thích thú, tự liên hệ đặt làm theo yêu cầu để trưng bày, sưu tầm và làm quà tặng... Mỗi sản phẩm anh bán giá lên đến hàng triệu đồng.

Vì chỉ làm những lúc rảnh rỗi, sau nhiều năm làm, anh đã tạo ra khoảng hơn trăm mẫu khác nhau các sản phẩm về các con côn trùng, giáp xác, các con chim, nhân vật, robot… mặc dù trong đầu có rất nhiều ý tưởng mới nhưng anh vẫn chưa có thời gian để thực hiện chúng.

Chia sẻ thêm về quy trình làm, anh Khoa cho biết để tạo ra sản phẩm cần rất nhiều công đoạn từ việc lên ý tưởng; thu thập vật liệu, tư duy cách chế tạo và lắp ráp; thực hiện các công đoạn chế tác vật liệu (bao gồm các công đoạn như mài dũa, khoan cắt, gò vật liệu…); điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm.

Trong quá trình làm, theo anh, bước quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất là ý tưởng và tìm ra các vật liệu phù hợp để hoàn thiện một sản phẩm. Theo anh, việc tìm các vật liệu có hình dáng phù hợp với tác phẩm chiếm một thời gian rất lớn trong quá trình chế tác. Có những tác phẩm đã làm được một bộ phận nhưng cuối cùng cũng không hoàn thành vì không tìm được vật liệu hợp lý cho các bộ phận tiếp theo và kết quả là phải dừng lại hoặc từ bỏ tác phẩm đó.

Theo anh, sản phẩm này khó nhất là ý tưởng và các phương pháp để bắt ốc, lắp ráp các chi tiết với nhau.

Theo anh, sản phẩm này khó nhất là ý tưởng và các phương pháp để bắt ốc, lắp ráp các chi tiết với nhau.

Trước đây, anh từng làm những mô hình bằng gỗ.

Trước đây, anh từng làm những mô hình bằng gỗ.

Ngoài ra, một vấn đề khác cũng là trở ngại, khó khăn đó là việc tìm ra các phương pháp đề bắt ốc, lắp ráp các chi tiết với nhau. Yêu cầu đặt ra là lắp các chi tiết phải đảm bảo chắc chắn và hợp lý. Hơn nữa, các sản phẩm có kích thước khá nhỏ nên yêu cầu này cũng gặp phải thách thức đáng kể khi ghép các chi tiết trong phạm vi nhỏ hẹp.

“Bản thân tôi tự đặt ra các nguyên tắc nhất định trong việc chế tác đối với các sản phẩm là các chi tiết phải được lắp ráp hoàn toàn bằng ốc, không được sử dụng các phương pháp hàn hoặc gắn keo. Các chi tiết chỉ được chế bằng các phương pháp thủ công như gò, mài, khoan nhưng không được tự đúc, tự taro ren hoặc không sử dụng các máy móc hiện đại trong việc chế tác. Điều này đảm bảo mỗi sản phẩm làm ra có sự chắc chắn và thể hiện được sự tinh tế hơn cho các tác phẩm”, anh cho hay.

Không những thế, việc thu mua, sưu tầm nguyên liệu để làm các tác phẩm này cũng tốn khá nhiều công sức. Bởi trong các tác phẩm của anh, hầu hết các chi tiết đều là phế liệu kim loại. Chúng có thể là các bộ phận của xe máy, xe đạp, mô tơ điện hoặc các chi tiết đồng hồ hỏng… Để có được những vật liệu này, anh thu thập từ nhiều nơi, có thể là từ các phế liệu bỏ đi của gia đình hoặc sưu tầm, thu mua từ nguồn phế liệu…

Hiện tại, anh đang xây dựng một xưởng chế tạo nhỏ và phòng trưng bày các sản phẩm. Trong tương lai, anh có kế hoạch sẽ sáng tạo nhiều mẫu sản phẩm hơn nữa với các chủ đề đa dạng hơn nữa. Đặc biệt là các chủ đề về thiên nhiên, về các con vật và thể hiện được sự sinh động của chúng.

Chàng trai “thổi hồn” vào linh kiện xe cũ, bán hàng trăm triệu/sản phẩm

Từ các thanh sắt, ốc vít, xích tải... của xe cũ, Nguyễn Tuấn Anh (1986, Lâm Đồng) đã biến thành sản phẩm bán giá từ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN