Những con vật “khổng lồ” bằng tre, giá bán lên đến hơn 100 triệu/con

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Với mong muốn nâng cao giá trị của cây tre, nhóm nghệ nhân ở Hội An đã sử dụng chất liệu này để tạo ra các con vật vừa mang giá trị nghệ thuật vừa đem lại giá trị kinh tế.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm đồ thủ công mỹ nghệ, anh Võ Tấn Tân (trú tại xã Cẩm Thanh, TP Hội An) - con trai của "Vua tre đất Quảng" Võ Tấn Mười, đã sớm làm quen với việc chế tác các sản phẩm từ tre và dừa từ khi còn nhỏ. Anh chia sẻ, cách đây 20 năm, tại thôn 2, xã Cẩm Thanh, hầu hết các ngôi nhà đều được xây dựng bằng tre và lợp lá dừa, tạo nên một bức tranh sinh động về văn hóa địa phương.

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Điện tử viễn thông vào năm 2000, anh đã gắn bó gần 10 năm với nghề kỹ sư điện tử. Tuy nhiên, với sự gia tăng lượng du khách tới Hội An từ năm 2009, khi thành phố cấm xe máy trong khu phố cổ để bảo vệ môi trường, anh đã nảy ra ý tưởng chế tạo xe đạp bằng tre.

Anh Tân cùng nhiều anh em khác mở xưởng làm các mô hình động vật có kích thước "khủng", lấy nguyên liệu từ tre.

Anh Tân cùng nhiều anh em khác mở xưởng làm các mô hình động vật có kích thước "khủng", lấy nguyên liệu từ tre.

Sản phẩm không chỉ mang tính thân thiện với môi trường mà còn thể hiện dấu ấn văn hóa của Hội An và nghề làm tre truyền thống. Những chiếc xe đạp bằng tre của anh Tân đã trở thành biểu tượng của sự sáng tạo, góp phần khẳng định tình yêu đặc biệt mà anh dành cho cây tre. Đặc biệt, sản phẩm này đã theo chân du khách đến với nhiều nước châu Âu và châu Mỹ, góp phần quảng bá hình ảnh Hội An ra thế giới.

Năm 2020, do đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở nước ta, cơ sở của anh Tân đóng cửa. Thời điểm này, có nhiều thời gian rảnh, anh đã nảy ra ý tưởng làm con vật từ tre để trưng bày. Những sản phẩm này lại thu hút người xem và nhiều người liên hệ đặt hàng.

Tất cả các sản phẩm này đều được làm từ tre, mỗi bộ phận sẽ sử dụng một loại tre phù hợp.

Tất cả các sản phẩm này đều được làm từ tre, mỗi bộ phận sẽ sử dụng một loại tre phù hợp.

Từ đó, anh cùng vài anh em khác đã cùng nhau nghiên cứu và làm ra các mô hình động vật có kích thước lớn từ nguyên liệu tre. “Thời gian đầu mới làm, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn vì chúng tôi là những người tiên phong làm sản phẩm này. Bởi thế, những thử thách đặt ra rất nhiều, chúng tôi đều ngồi lại với nhau để cùng bàn bạc, đưa ra phương án giải quyết”, anh Tân nói.

Đến giờ cũng vậy, anh cho biết cả nhóm vẫn hỗ trợ cho nhau để cùng hoàn thiện sản phẩm. Có những khâu phức tạp, cả nhóm cùng tìm hiểu và đưa ra cách giải quyết. Vì thế, đây là sản phẩm của cả nhóm, chứ không của riêng ai.

Để làm được những con vật này, anh Tân cho biết mọi người trong xưởng đều phải nghiên cứu rất kỹ về hình dáng, tập tính... của nó.

Để làm được những con vật này, anh Tân cho biết mọi người trong xưởng đều phải nghiên cứu rất kỹ về hình dáng, tập tính... của nó.

Để khi hoàn thiện, người nhìn sẽ nhận thấy rõ đặc điểm nổi bật của loài.

Để khi hoàn thiện, người nhìn sẽ nhận thấy rõ đặc điểm nổi bật của loài.

Theo anh Tân, để làm con vật này, nhóm của anh đã phải nghiên cứu rất kỹ về hình dáng, đặc điểm nổi bật, thói quen, tập tính… của con vật đó để có thể làm một sản phẩm chính xác nhất.

“Ví dụ như làm con cua lửa. Đây là loại cua dũng mãnh, có cặp càng rất lớn… chúng tôi phải tìm hiểu để làm sao khi hoàn thiện sản phẩm, người xem nhìn là có thể nhận ra ngay đó là một con cua lửa”, anh chia sẻ.

Ngoài ra, người làm cũng cần hiểu rõ về nguyên vật liệu để có thể làm dễ hơn, ứng dụng từng loại tre vào từng bộ phận của con vật… Vì theo anh giải thích, mỗi loại tre sẽ phù hợp để làm các bộ phận khác nhau. Một con vật mô hình hoàn thiện cần phải sử dụng rất nhiều loại tre khác nhau.

Những mô hình này có thể tháo lắp đơn giản để vận chuyển dễ dàng.

Những mô hình này có thể tháo lắp đơn giản để vận chuyển dễ dàng.

Theo những người thợ, những mô hình con vật “khổng lổ” này đều được áp dụng nguyên tắc thiết kế module. Các phần nhỏ độc lập sẽ được đóng gói để chuyển đến cho khách hàng. Khách hàng khi nhận, chỉ cần xem qua hướng dẫn và lắp ráp dễ dàng.

Mỗi một mô hình sẽ được hoàn thiện trong khoảng từ vài ngày đến vài tháng, tùy thuộc vào kích thước và độ phức tạp của sản phẩm. Giá bán mỗi sản phẩm dao động từ 40 triệu đến 140 triệu đồng.

Anh Tân cũng chia sẻ, cơ sở của anh không chỉ sản xuất đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ và vật dụng gia đình bằng tre mà còn thu hút khách du lịch. Mỗi ngày, cơ sở đón trung bình khoảng 10 khách đến trải nghiệm, giá vé 800.000 đồng/người.

Con bọ ngựa này nặng khoảng 9kg, cao 2,5m, rộng 2,6m, được làm bằng tre trong vòng 2 tháng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thơm ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN