Nhiều cây sưa đỏ tiền tỷ ở Hà Nội chết khô sau thời gian dài truyền dịch

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Theo thống kê của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Công trình giao thông TP. Hà Nội, 7 cây sưa đỏ trên tổng số 32 cây đã chết khô sau thời gian dài truyền dịch. Trước đó, hàng cây này từng “gây sốt” về độ đắt đỏ và biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt có 1-0-2.

Theo ghi nhận của phóng viên, 7 cây trong tổng số 34 cây sưa đỏ đã cạn kiệt sức sống, gần như chết khô trong bọc sắt.

Theo ghi nhận của phóng viên, 7 cây trong tổng số 34 cây sưa đỏ đã cạn kiệt sức sống, gần như chết khô trong bọc sắt.

Được biết, ngay sau khi di dời cây vào đúng vị trí theo thiết kế (tháng 5/2020), ngoài xây dựng hệ thống cơ sở vật chất để bảo vệ cây, đơn vị nhà thầu cũng bố trí người tưới nước 2 lần/ngày và bơm thuốc kích rễ mỗi tuần 1 lần.

Được biết, ngay sau khi di dời cây vào đúng vị trí theo thiết kế (tháng 5/2020), ngoài xây dựng hệ thống cơ sở vật chất để bảo vệ cây, đơn vị nhà thầu cũng bố trí người tưới nước 2 lần/ngày và bơm thuốc kích rễ mỗi tuần 1 lần.

Khi phát hiện cây có biểu hiện khô héo, nhà thầu này đã nhanh chóng hỗ trợ dinh dưỡng bằng cách truyền dung dịch vào thân cây để giúp cây sinh trưởng.

Khi phát hiện cây có biểu hiện khô héo, nhà thầu này đã nhanh chóng hỗ trợ dinh dưỡng bằng cách truyền dung dịch vào thân cây để giúp cây sinh trưởng.

Thời gian gần đây, một số cây khô cành lá rụng lìa khỏi cành chỉ còn lại thân gỗ. Nguyên nhân tình trạng này được cho là chịu ảnh hưởng của diễn biến thời tiết phức tạp ngay khi cây vừa chuyển tới vị trí mới nên không đủ sức chống chọi.

Thời gian gần đây, một số cây khô cành lá rụng lìa khỏi cành chỉ còn lại thân gỗ. Nguyên nhân tình trạng này được cho là chịu ảnh hưởng của diễn biến thời tiết phức tạp ngay khi cây vừa chuyển tới vị trí mới nên không đủ sức chống chọi.

Nhiều cây sưa đỏ tiền tỷ ở Hà Nội chết khô sau thời gian dài truyền dịch - 5

Thân cây khẳng khiu trơ trọi trong bọc sắt. Theo người dân lân cận khu vực này, 7 cây sưa đã chết được một thời gian nhưng hiện vẫn chưa được xử lý.

Thân cây khẳng khiu trơ trọi trong bọc sắt. Theo người dân lân cận khu vực này, 7 cây sưa đã chết được một thời gian nhưng hiện vẫn chưa được xử lý.

Sưa đỏ được coi là một loại cây gỗ quý hiếm từ cổ La Hy, phần giá trị nhất của sưa đỏ là phần lõi gỗ trong của cây, có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nên giá thành tương đối đắt đỏ. Tùy loại tuổi cây non hay già có các mức giá khác nhau, có loại lên tới vài chục tỷ/cây. (Ảnh chụp tháng 6/2020)

Sưa đỏ được coi là một loại cây gỗ quý hiếm từ cổ La Hy, phần giá trị nhất của sưa đỏ là phần lõi gỗ trong của cây, có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nên giá thành tương đối đắt đỏ. Tùy loại tuổi cây non hay già có các mức giá khác nhau, có loại lên tới vài chục tỷ/cây. (Ảnh chụp tháng 6/2020)

Do vậy, khi cây chết, ban quản lý sẽ thành lập tổ liên ngành gồm: Công an, Kiểm lâm, UBND phường Nghĩa Đô, ban quản lý dự án đến kiểm định và bán cây theo quy định của pháp luật.

Do vậy, khi cây chết, ban quản lý sẽ thành lập tổ liên ngành gồm: Công an, Kiểm lâm, UBND phường Nghĩa Đô, ban quản lý dự án đến kiểm định và bán cây theo quy định của pháp luật.

27 cây còn lại hiện vẫn đang được chăm sóc đúng quy trình và phát triển bình thường.

27 cây còn lại hiện vẫn đang được chăm sóc đúng quy trình và phát triển bình thường.

Nguồn: [Link nguồn]

Cây mọc hoang, từng bị bỏ đi, nông dân Việt Nam trồng kiếm hàng trăm triệu

Loại cây này chỉ cần trồng một lần thu tiền nhiều năm, tre già măng mọc liên tục không phải trồng lại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN