Nhặt thứ lăn lóc đầy đường về “tô màu” rồi bán giá hàng trăm nghìn đồng

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Thứ này có đầy ở bờ suối, không ai thèm nhặt nhưng người đàn ông này lại coi đó chính là “mỏ vàng”.

“Người ta thấy tiền sẽ sáng mắt, còn tôi thấy đá cuội ở đâu là mắt sáng rực luôn”. Đó là những lời chia sẻ của anh Nguyễn Trung Đức, trú tại quận Thủ Đức, TP.HCM.

Với nhiều người, những viên đá cuội chẳng có tác dụng gì nên họ không thèm quan tâm. Một số người biết tận dụng chúng để trang trí cây cảnh, bể cá... Nhưng với anh Đức, đá cuội lại là “mỏ vàng”, anh luôn kiếm tìm về để làm thành tranh và bán.

“Nhiều lúc về quê đi ngang bãi đá người ta xây nhà, tôi lại dừng xe nhặt lấy vài viên. Đôi khi tôi ra Khe Suối Bang Lệ Thủy ở quê mình nhặt thật nhiều rồi đem về và dùng dần. Nhìn mỗi viên đá cuội là trong đầu liên tưởng tới hình muốn tạo ra luôn nên tôi “ngứa” tay phải nhặt về bằng được”, anh Đức vừa cười vừa nói.

Những bức tranh được anh Đức làm từ đá cuội

Những bức tranh được anh Đức làm từ đá cuội

Những viên đá cuội nhặt ngoài tự nhiên này được anh đem về vẽ lên và ghép lại thành tranh. Anh không hề mài dũa hay chà nhám mà giữ nguyên bản. Khi lấy về, anh sẽ chọn và rửa sạch, thấy viên nào phù hợp với loại tranh nào sẽ ghép nó vào.

Việc chọn lựa đá cũng phải cần đạt một số yêu cầu nhất định như mỏng, có một mặt phẳng để dễ dàng dán keo. Vì thế, công đoạn chọn đá để làm tranh tốn khá nhiều thời gian trong quá trình hoàn thiện bức tranh. Nếu bức tranh về phong cảnh, anh phải ngồi chọn đá phù hợp cũng mất 30 đến 40 phút. Vì vậy, trung bình mỗi bức anh làm từ 2 đến 4 tiếng tùy vào size của tranh.

Với anh, điều đáng chú ý khi làm tranh này là hình dáng của viên đá phải phù hợp với hình mình muốn vẽ ra, cách sắp xếp bố cục gọn gàng, ít đá (một bức tranh ít nhất 3 viên và nhiều nhất là 15 viên). Không chỉ thế, tranh đá cũng đòi hỏi người làm có tính kiên nhẫn (để ngồi tìm đá, chọn đá, rửa đá) và phải giỏi về tạo hình, bố cục và màu sắc sao cho hài hoà để dán đá lên tranh không bị thô.

Giá bán chỉ khoảng dưới 1 triệu đồng/bức.

Giá bán chỉ khoảng dưới 1 triệu đồng/bức.

Nhặt thứ lăn lóc đầy đường về “tô màu” rồi bán giá hàng trăm nghìn đồng - 3

Nhặt thứ lăn lóc đầy đường về “tô màu” rồi bán giá hàng trăm nghìn đồng - 4

Một số bức tranh làm từ đá cuội được anh Đức làm.

Một số bức tranh làm từ đá cuội được anh Đức làm.

Những chậu xương rồng này cũng là sự kết hợp của đá cuội và chậu gốm.

Những chậu xương rồng này cũng là sự kết hợp của đá cuội và chậu gốm.

Giá bán mỗi bức dao động khoảng 200 – 700 ngàn đồng. Theo anh, mức giá này phù hợp với nhiều người, kể cả những người có thu nhập không cao mà thích cũng có thể sở hữu được.

Nói về sự khác biệt giữa tranh anh làm và các loại tranh khác, anh cho biết: “Tranh anh làm khung không lồng kính để khi người xem có thể sờ và chạm lên hình dáng của đá để cảm nhận sự mát lạnh và êm  tay. Tranh nếu có bám bụi thì chỉ cần lau khô và lau khăn lạnh lại một lần thì sạch như mới làm”, anh cho hay.

Dù không được đóng lồng kính, tranh của anh vẫn rất bền màu với thời gian. Có nhiều khách mua tranh anh từ lúc anh bắt đầu làm cũng gần 5 năm vẫn giữ được màu như ban đầu mà không hề bị bong tróc, rơi đá hay bay màu.

Ngoài làm tranh đá cuội, anh Đức còn làm thêm các đồ handmade kết hợp với đá cuội, ví dụ như: chậu gốm kết hợp với đá, đá cuội kết hợp với vải voan hay gỗ kết hợp với đá... giá bán cũng dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Song song với nghề này, anh còn mở lớp dạy học viên làm tranh đá hàng ngày.

Nguồn: [Link nguồn]

Đem đất sét về nặn chơi, quyết không bán dù khách “đòi” mua

Người đàn ông này đã chi khoảng 5 triệu đồng để mua đất sét về làm thành các “món ăn”, nhưng khi có khách hỏi mua...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN