Nhập cua "quý tộc" của Trung Quốc về nuôi, thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

Không chỉ mang lại lợi nhuận cao, việc nuôi loài cua này giúp người tiêu dùng được thưởng thức đặc sản nổi tiếng Trung Quốc với giá rẻ bằng một nửa so với hàng nhập khẩu.

Được coi là đặc sản nổi tiếng của Trung Quốc, những năm gần đây, cua lông Thượng Hải đổ bộ thị trường Việt Nam với giá lên tới hàng triệu đồng/kg. Nhận thấy nhu cầu lớn của thị trường với loại hải sản này, nhiều người đã tiến hành nuôi cua lông tại Việt Nam nhằm phát triển kinh tế.

Có kích thước không quá to, chỉ từ 5-7 con/kg nhưng cua lông Thượng Hải được coi là loại cua ngon nhất thế giới và là món ăn thượng hạng của giới nhà giàu. Loại cua này chỉ xuất hiện vào cuối thu, đầu đông, cua lông Thượng Hải với lớp gạch vàng ươm, béo ngậy được nhiều người lùng mua với giá rất đắt đỏ, lên tới hàng triệu đồng/kg.

Cua lông Thượng Hải

Cua lông Thượng Hải

Lớp gạch vàng ươm, béo ngậy

Lớp gạch vàng ươm, béo ngậy

Giá cua lông Thượng Hải nhập từ Trung Quốc về có giá thành rất cao, lên đến cả triệu đồng/kg nên nhiều người đã tiến hành nghiên cứu kỹ thuật, tìm mua cua lông giống về để nuôi thử nghiệm.

Cua lông có tập tính sinh sản ở vùng nước mặn rồi mới di cư lên vùng nước ngọt để sống. Vì vậy, nguồn giống tự nhiên trong nước để nuôi số lượng lớn là không có, giống nhân tạo cũng chưa sản xuất được nên phải nhập con giống từ Trung Quốc về nuôi.

Theo chia sẻ của một chủ trang trại nuôi cua lông ở Hải Dương, để nuôi một kg cua lông thành phẩm chỉ mất chi phí từ 100-120 nghìn đồng/kg sau thời gian nuôi 8-10 tháng. Chi phí nuôi rẻ chỉ bằng 1/3 so với chi phí nuôi tôm. Nuôi được bao nhiêu được bán hết đến đó với giá từ 500-550 nghìn đồng/kg, rẻ bằng một nửa giá cua lông Trung Quốc.

Nhiều hộ nông dân đã nuôi thử nghiệm thành công giống cua này

Nhiều hộ nông dân đã nuôi thử nghiệm thành công giống cua này

Là chủ trang trại nuôi cua lông tại Hiệp Hoà (Bắc Giang), ông Trần Văn Chiến cho biết, trước đây, vùng này có rất nhiều cua lông sinh sống. Về sau, vì người dân đánh bắt theo kiểu tận diệt và nguồn nước ô nhiễm nên chúng ngày càng ít đi.

Thấy khả năng phát triển kinh tế từ cua lông, năm 2023, ông Chiến nuôi thử nghiệm 2 vạn cua lông Thượng Hải nhập từ Trung Quốc về với giá 10 nghìn đồng/con. Nuôi từ tháng 2 đến tháng 10 hàng năm thì ông xuất bán với giá từ 500-550 nghìn đồng/kg.

Với 4 ao rộng 3.000m2, ông Chiến đã thu hoạch được hơn 2 tấn cua lông, bán được hơn 1 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, lãi được hơn 1/2.

Theo người nuôi, cua lông rất dễ chăm sóc

Theo người nuôi, cua lông rất dễ chăm sóc

Ông Chiến cho biết, cua lông rất dễ nuôi, hầu như không tốn công sức nhiều vì sức đề kháng rất tốt, ít bệnh tật. Chúng chỉ ăn chủ yếu là cá tạp và đậu tương. Chi phí chỉ bằng 1/3 so với nuôi tôm mà đầu ra lại rất tốt, giá thành khá cao.

Chi phí sản xuất, đầu tư nuôi cua lông ít hơn nuôi tôm, thị trường lại rộng lớn. Thị trường Việt Nam mỗi năm tiêu thụ khoảng 1.500 tấn cua lông nên để đáp ứng nhu cầu trong nước cũng khó. 

Thời gian tới, ông Chiến dự định sẽ triển khai nhân rộng mô hình nuôi cua lông, đồng thời nghiên cứu cách sản xuất giống để chủ động được nguồn con giống tại Việt Nam, giúp cho nhiều hộ nông dân có thể phát triển kinh tế nhờ nuôi loại cua đặc sản.

Chưa bao giờ các loại hải sản “quý tộc” lại đổ bộ chợ nhiều như thời điểm này, trong đó có mặt hàng giá còn rẻ như rau.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN