Người Việt chỉ ăn củ của cây này, ít ai biết thân của nó cũng có thể “hái ra tiền”
Củ của cây này có thể gây ngứa khi tiếp xúc với da, có độc tính và không thể ăn sống.
Củ có độc nhưng người Việt ăn “ầm ầm”
Với người Việt, khoai môn là nguyên liệu vô cùng quen thuộc để chế biến những món ăn thường ngày. Khoai môn thường gây ngứa khi tiếp xúc với da bởi lớp vỏ của chúng chứa chất nhầy axit oxalic, gây phản ứng giống như dị ứng trên da. Chất saponin có trong khoai môn có thể đi vào máu và gây kích ứng da, mẩn ngứa.
Khoai môn cũng là một loại củ chứa độc tính, không thể ăn trực tiếp mà phải nấu chín để không gây hại cho cơ thể.
Một điều thú vị là rễ và thân (phần cuống lá) của cây khoai môn cũng có thể dùng làm thực phẩm. Riêng phần thân này cũng chứa độc tính nhưng chỉ cần xử lý thích hợp là có thể ăn được.
Tại Trung Quốc, thân của cây khoai môn được dùng để làm các món muối chua, món xào với các loại thịt, cá. Thậm chí vào thời xa xưa, phần thân khoai môn còn là một món ăn hảo hạng, được dùng để chiêu đãi các vị khách quý nhằm thể hiện sự nhiệt tình của chủ nhà. Nó có hương vị ngọt và khá thanh mát.
Thân cây khoai môn có kết cấu rất giống dọc mùng (bạc hà), rất giàu chất xơ, lượng calo thấp, chứa nhiều vitamin C, protein, carotene, vô cùng có lợi cho sức khỏe thị giác. Ở Trung Quốc, thân cây khoai môn là một loại rau giàu dinh dưỡng và giá rẻ, chỉ khoảng 2 NDT (6.700đ)/kg.
Đặc biệt, quả của loại cây này vừa có thể ăn được, vừa có thể ép dầu để nấu xà phòng hoặc làm nến.
Nguồn: [Link nguồn]
-17/01/2025 17:51 PM (GMT+7)