Người đàn ông Bắc Giang bán thứ bánh này, chỉ vài tiếng “bay” hơn trăm chiếc

Sự kiện: Dạo chợ

Những chiếc bánh này đều được nhà ông tự làm hoàn toàn thủ công, mỗi chiếc giá bán 20.000 đồng.

Ngày nào cũng vậy, cứ 5h sáng, ông Đinh Mai Ca (Bắc Giang) lại chở một chiếc xe đẩy treo 120 chiếc bánh đa nhà làm xuống Hà Nội. “Mỗi ngày, tôi sẽ đi một khu vực khác nhau ở Hà Nội. Thường thì vào thứ 2, tôi ở chợ Cầu Giấy, thứ 3 lại sang Cống Vị… chủ nhật thì tôi hay bán tại chợ Thành Công và quanh khu vực đó”, ông nói.

Chiếc xe máy khi xuống tới Hà Nội sẽ được ông gửi lại một chỗ, còn ông đi bộ đẩy chiếc xe treo hơn trăm chiếc bánh đa và đi các chợ ở Hà Nội. Thông thường, khoảng 6 giờ sáng, ông đã có mặt tại chợ.

Tính đến nay, ông đã bán bánh đa tại Hà Nội được 13 năm. “Khách quen rất nhiều, tôi chủ yếu đi khoảng 6 chợ quanh khu vực Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy…”, ông chia sẻ.

Ông Đinh Mai Ca bán bánh đa nhà làm ở Hà Nội đã hơn chục năm nay.

Ông Đinh Mai Ca bán bánh đa nhà làm ở Hà Nội đã hơn chục năm nay.

Với 120 chiếc bánh đa này, ông cho biết chỉ cần bán từ 6 giờ sáng đến khoảng 10-11 giờ trưa là hết. Sau đó, ông sẽ đi ăn uống và trở về quê, ông di chuyển xe máy khoảng 40km. Nhiều hôm, ông ăn uống, nghỉ ngơi và trở về đến nhà mới 12 giờ.

“Trước đây, khi tôi mới bán ở Hà Nội, tôi đem theo 170 chiếc bánh đa này và chỉ bán trong vòng 1-2 tiếng là hết sạch. Mỗi chiếc bánh này đang được bán giá 20.000 đồng/chiếc. Vì thời điểm đó, tôi mới bán, ở Hà Nội chưa thấy ai bán bánh này nên không có sự cạnh tranh, khách thấy mới lạ cũng đến mua ăn thử và nhiều khách quay lại tìm mua tiếp”, ông kể.

Ông chia sẻ thêm trước đây thời còn trẻ, ông từng làm bảo vệ cho công ty, thu nhập được khoảng 10 triệu đồng/tháng. Nhưng công việc đó mất nhiều thời gian và phải đi luân phiên ngày – đêm nên vợ chồng ông bàn nhau về bán bánh cho bà ngoại.

Sáng nào, ông cũng đem hơn 100 chiếc bánh xuống Hà Nội bán với giá 20.000 đồng/chiếc.

Sáng nào, ông cũng đem hơn 100 chiếc bánh xuống Hà Nội bán với giá 20.000 đồng/chiếc.

“Tôi cũng có xuống Hà Nội khảo sát xem thị trường dưới đây thế nào. Thời điểm hơn chục năm trở về trước, tôi thấy chưa có ai bán mặt hàng này và tôi cũng rất tự tin về chất lượng sản phẩm bánh đa nhà mình làm ra. Tôi đã quyết định mang xuống đây bán từ đó”, ông cười nói.

Ông cho biết những chiếc bánh đa này đều do mẹ vợ ông làm. Do làm hoàn toàn thủ công nên những chiếc bánh sẽ không đều nhau và có độ cong vẹo nhất định. “Vì người làm phải sử dụng quạt và quạt bằng tay nên nó cong vẹo, không có chiếc nào phẳng cả. Vì thủ công toàn bộ, người làm khá vất vả và sản xuất số lượng hạn chế”, ông cho hay.

Theo ông, nếu một ngày, 2 người làm việc hết công suất và tập trung thì có thể làm được 800 - 1000 cái. Nhưng để làm được số lượng này, người làm rất vất vả. Số lượng bánh làm ra chủ yếu để bán buôn cho các đầu mối ở tỉnh, chỉ một phần nhỏ đem bán lẻ tại Hà Nội.

Chị Thư (Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Tôi rất thích bánh đa, từng mua rất nhiều loại về ăn nhưng thật sự tôi thấy bánh đa này ăn rất giòn và ngậy, thơm. Tôi ban đầu mua thử 1 cái về ăn xem thế nào nhưng thấy thật sự ngon. Nếu không ăn hết, tôi buộc kín lại và có thể để ăn 2-3 ngày mà không ảnh hưởng chất lượng”.

Ông Mai Ca cho biết nếu khách hàng muốn bảo quản lâu thì cần bẻ thành từng miếng nhỏ và bỏ vào hộp đậy kín lại. Sau đấy bỏ vào ngăn mát tủ lạnh là có thể dùng dần trong một tuần vẫn giữ được độ giòn, ngon, thơm và ngậy như lúc mới mua.

Loại gạo có màu lạ hút khách, dân buôn vừa đăng bán đã “cháy” hàng

Loại gạo này không phải lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường nhưng vẫn hút khách, dân buôn mới đăng bán 1 tuần đã hết vèo 3,5 tấn gạo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thơm ([Tên nguồn])
Dạo chợ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN