Nghề thu mua tóc rối ở Việt Nam khiến báo nước ngoài kinh ngạc

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Những mái tóc dài không nhuộm, không hóa chất, được người thu mua với giá chỉ khoảng 7 USD (hơn 150 nghìn đồng) ở Việt Nam, nhưng bán ra giá hàng nghìn USD tại các salon ở nước ngoài.

Mới đây, trên Busines Insider (một tờ báo điện tử về doanh nghiệp, người nổi tiếng và các tin tức tài chính và kinh doanh Mỹ) đã có bài viết đưa tin về nghề thu mua tóc rối tại Việt Nam.

Theo đó, phóng viên của Insider đã có một ngày theo chân người thu mua tóc rối ở Hà Nội để hiểu rõ hơn về công việc đặc biệt này.

Insider viết, chị Nguyễn Thị Vân – một người thu mua tóc ở Hà Nội chạy xe hơn 80 km mỗi ngày trên các tuyến phố ở Thủ đô với tiếng rao “ai tóc dài, tóc nối bán không" được thu sẵn, gắn trên xe máy.

Nghề thu mua tóc rối ở Việt Nam khiến nhiều báo nước ngoài kinh ngạc vì giá thành quá rẻ và những hình dung cụ thể về khâu đầu tiên của quá trình tạo ra các sản phẩm liên quan đến tóc.

Nghề thu mua tóc rối ở Việt Nam khiến nhiều báo nước ngoài kinh ngạc vì giá thành quá rẻ và những hình dung cụ thể về khâu đầu tiên của quá trình tạo ra các sản phẩm liên quan đến tóc.

Chị Vân cho biết, chị thường thu mua tóc rối, tóc cắt trực tiếp trên đầu khách hàng nhưng đó phải là những mái tóc dài, không nhuộm, không sử dụng hóa chất. Về giá thành, chị Vân sẽ định giá dựa vào độ tuổi người bán, độ dài tóc, chất lượng tóc, màu tóc đã bị nhuộm, tẩy hay chưa. Ví dụ một bộ tóc đã nuôi 2 năm độ dài khoảng 30cm sẽ được thu mua với giá khoảng 250.000 đồng (khoảng 11 USD).

Sau khi thu mua tóc, người này sẽ ghé các salon tóc quen để bán lại những đoạn tóc ít nhất phải dài 10cm. Giá bán ra thường cao gấp đôi giá mua vào, tùy loại tóc khác nhau. Với công việc này, chị Vân có mức thu nhập trung bình khoảng 7 triệu đồng/tháng.

Giá thành thu mua tóc tại Việt Nam khiến phóng viên Insider không khỏi ngỡ ngàng vì mức giá quá “bèo”. Trong khi đó, số tóc này khi được bán tại các salon tóc trên khắp thế giới có thể lên tới hàng nghìn USD.

Hiện nay, nghề thu mua tóc ở Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì, thường những người mua sẽ tới tận nơi để cắt tóc.

Hiện nay, nghề thu mua tóc ở Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì, thường những người mua sẽ tới tận nơi để cắt tóc.

Thậm chí nghề này còn thu mua tóc online, phát triển rầm rộ trên các trang thương mại điện tử.

Thậm chí nghề này còn thu mua tóc online, phát triển rầm rộ trên các trang thương mại điện tử.

"Tóc là loại sợi vô cùng quen thuộc, cũng là một sản phẩm của cơ thể. Tôi rất hứng thú với việc một thứ rất thân thiết với cơ thể người lại được mua bán, giao dịch trên toàn thế giới. Sau khi mua đi bán lại, cuối cùng, chúng lại được đội lên đầu một người khác", Insider trích lời bà Emma Tarlo, Giáo sư nhân chủng học tại Goldsmiths thuộc Đại học London, nhận định.

Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm về tóc có giá trị lên tới 7,6 triệu USD thông qua các sản phẩm như tóc giả và đồ dệt vào năm 2019. Trong khi đó, tại Trung Quốc, quốc gia này có giá trị xuất khẩu tóc lên tới 1,05 tỷ USD. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là thị trường gây nhiều tranh cãi. Năm 2020, lực lượng Hải quân và Bảo vệ Biên giới Mỹ từng thu rất nhiều container tóc nối không rõ nguồn gốc xuất ra từ quốc gia này.

Đại diện một công ty sản xuất các sản phẩm liên quan đến tóc ở Việt Nam cho biết, công ty này chỉ dùng tóc người để tạo ra sản phẩm trong khi nhiều nơi khác sẽ trộn lẫn các sợi tổng hợp hoặc lông thú. Họ cũng chỉ thu mua tóc từ những nhà cung cấp đã hợp tác cùng trong suốt hơn 10 năm và những mái tóc thu mua được hầu hết mua lại từ những người có kinh tế khó khăn như chị Vân.

Ảm đạm chợ Tết khắp thế giới, khách hàng vắng bóng, tiểu thương không buồn bán

Các khu “Phố Tàu” trên khắp thế giới không còn tấp nập cảnh mua bán nhộn kịp mỗi khi Tết Nguyên đán cận kề.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Dương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN