Nghệ nhân “phù phép” thứ bỏ đi thành sản phẩm giá nửa triệu đồng

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Những gốc tre bỏ đi này được nghệ nhân tạc thành các bức tượng có hồn thu hút khách trong nước và quốc tế đến mua.

Nhắc đến “Đỏ tre”, những người trong giới nghệ thuật điêu khắc nhớ ngay tới nghệ nhân điêu khắc gốc tre Huỳnh Phương Đỏ ở nhà số 26 Bạch Đằng, TP Hội An. Ông được coi là “cha đẻ”, tiên phong với nghệ thuật điêu khắc, sáng tạo, thổi hồn vào những gốc tre thành các tác phẩm điêu khắc thủ công mỹ nghệ.

Từ năm 16 tuổi, ông đã được cha mẹ cho theo học nghề điêu khắc gỗ bài bản tại làng mộc truyền thống ở Kim Bồng, xã Cẩm Kim, TP Hội An. Chẳng bao lâu, ông được các chủ cơ sở điêu khắc trong vùng đưa đi tham gia những công trình chạm trổ khắp nơi từ Nam ra Bắc.

Nhưng thu nhập từ nghề mộc ít ỏi, không đủ đáp ứng cuộc sống nên có thời điểm ông phải tạm “gác” nghề để đi bán bánh chưng và ngô luộc dạo. Sau trận lũ lịch sử vào năm 1999 ở miền Trung, ông lại bén duyên và gắn bó luôn với nghề tạc tượng bằng gốc tre.

Những chiếc gốc tre được tạc thành tượng, bán giá dưới 500.000 đồng/sản phẩm.

Những chiếc gốc tre được tạc thành tượng, bán giá dưới 500.000 đồng/sản phẩm.

“Hồi đó, tôi đang ngồi thì tình cờ thấy gốc tre trôi dạt gần nhà, tôi tiện tay vớt lên và đục đẽo thử. Đó chính tác phẩm tượng tre đầu tiên trong đời”, ông kể lại. Tác phẩm đó được một người mua với giá 50.000 đồng.

Từ lần đó, ông bắt đầu nghĩ đến việc sử dụng gốc tre để làm các tác phẩm. Đến nay đã hơn 20 năm gắn bó với nghề, ông đã có cửa hàng trưng bày và có đội ngũ lao động hỗ trợ trong công việc.

Ông kể lại thời điểm đầu có một mình tự đi kiếm gốc tre, tự làm và bán hàng nên khá vất vả. Sau này, ông đã tuyển một đội khoảng chục người chuyên đi thu gốc tre ở khắp nơi về để làm thành các tác phẩm. Ông cũng có thêm một số thợ phụ làm các sản phẩm đơn giản để kịp đơn hàng cho khách.

Ông Đỏ cho biết gốc tre nhỏ sẽ làm những tượng nhỏ, phù hợp cho khách du lịch nước ngoài.

Ông Đỏ cho biết gốc tre nhỏ sẽ làm những tượng nhỏ, phù hợp cho khách du lịch nước ngoài.

“Các gốc tre thường mua ở các dự án giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh. Nguồn tre không sợ thiếu vì tre tự sinh, tự diệt rất nhanh. Mọi người sẽ thu mua quanh Hội An, Quế Sơn hoặc sang các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Thừa Thiên-Huế… Mỗi gốc tre thu mua giá khoảng 15.000 đồng”, ông chia sẻ.

Để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh bằng gốc tre, ông cho biết cần thực hiện khá nhiều công đoạn phức tạp, từ việc xử lý và bảo quản tre chống mối mọt đến việc tạo hình cho tác phẩm.  

Bởi mỗi gốc tre mang một dáng vẻ riêng, người làm cần có con mắt sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo. Người nghệ nhân cần am hiểu về các nhân vật được tạo hình trên gốc tre để làm nổi bật lên thần thái và đặc trưng riêng của mỗi hình tượng… để những khách trong nước và nước ngoài đều có thể cảm nhận được câu chuyện và vẻ đẹp của mỗi tác phẩm.

Những chiếc gốc tre được thu mua với mức giá khoảng 15,000 đồng/chiếc và đem về tạc thành tượng.

Những chiếc gốc tre được thu mua với mức giá khoảng 15,000 đồng/chiếc và đem về tạc thành tượng.

Theo ông, mỗi gốc tre phù hợp với một tượng khác nhau.

Theo ông, mỗi gốc tre phù hợp với một tượng khác nhau.

Theo ông, mỗi gốc tre sẽ phù hợp với từng nhân vật khác nhau. Những gốc tre có rễ ngắn có thể làm một vị tổ sư đạt ma. Còn những gốc có rễ dài có thể tạo thành một ông Quan Văn Trường, ông Phúc, Lộc, Thọ hoặc Trương Tam Phong…

 “Với những tác phẩm đơn giản thì chỉ cần 20 phút là đã hoàn thiện, còn các sản phẩm phức tạp sẽ cần lâu hơn. Giá sản phẩm dưới 500.000 đồng/tác phẩm”, ông cho hay.

Hiện, ông làm ra rất nhiều sản phẩm với đủ các loại kích thước khác nhau, từ to đến nhỏ. Với những sản phẩm lớn, khách hàng trong nước đặt mua về trưng bày, trang trí. Còn các sản phẩm nhỏ thì du khách nước ngoài chuộng hơn vì có thể bỏ túi dễ dàng di chuyển.

Vừa bán xong chục tấn cam sành cho thương lái, ông Bê (Trà Vinh) thất thần, ngồi bệt xuống vườn cam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGUYỄN THƠM ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN