Món ăn quê mùa xuống phố được ví như sashimi phiên bản Việt, chị em thi nhau mua

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Với màu đỏ tươi, ăn giòn và có vị thanh mát như thạch, được bán theo suất hoặc theo cân nặng với giá từ 30-180.000 đồng/kg, loại hải sản này được chị em ví như sashimi phiên bản Việt và lùng mua mỗi dịp vào hè.

Chị Nguyễn Thị Vân, chủ cửa hàng hải sản tại Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, trước đây, chị chỉ bán các loại hải sản phổ biến như mực, ghẹ, tôm, cua, các loại cá và ngao, sò… nhưng một số năm gần đây, nhiều khách hàng tìm đến hỏi mua món sứa muối vẹt nên chị mới mang từ quê lên bán.

Sứa muối vẹt có màu đỏ tươi đang được chị em Hà thành lùng mua.

Sứa muối vẹt có màu đỏ tươi đang được chị em Hà thành lùng mua.

Sinh ra ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), nơi có nghề truyền thống làm sứa muối vẹt, chị Vân thông tin, sứa thường xuất hiện theo mùa từ tháng 3 đến tháng 5 hoặc tháng 7 tùy theo thời tiết mỗi năm. Từ xa xưa, người dân miền biển đã coi sứa là một món ăn giải nhiệt, bồi bổ cơ thể để chống lại cái nóng nực của mùa hè sắp tới.

Đến mùa sứa, cả khu vực các xã ven biển lại nhộn nhịp tàu thuyền, xe cộ ra vào. Ngư dân thường bắt đầu ra khơi vớt sứa từ 2-3 giờ sáng. Những con sứa to, nặng cả nửa tạ nổi trên mặt nước được bà con vớt về và chế biến đủ các món từ nộm, gỏi, bún... để dùng trong bữa ăn hàng ngày vào mùa hè.

Mùa thu hoạch sứa bắt đầu từ tháng 3 hàng năm.

Mùa thu hoạch sứa bắt đầu từ tháng 3 hàng năm.

Tuy nhiên, sứa là loài thủy sinh, thịt dạng keo trong suốt, chứa đến 80% là nước và không để được lâu. Vì vậy, để bảo quản sứa được lâu hơn, mọi người đã nghĩ ra cách ngâm sứa với muối và quả vẹt trong các chum, vại, lu để ăn quanh năm.

“Bản chất của con sứa là màu trắng, nhưng sau khi ngâm bằng quả vẹt sẽ chuyển sang màu đỏ tươi bắt mắt. Quê tôi gọi là sứa muối vẹt nhưng người Hà Nội thì gọi là sứa đỏ, ăn kèm với lá tía tô, kinh giới, thêm miếng đậu, cùi dừa thái mỏng rồi chấm với mắm tôm”, chị Vân phân tích.

Màu đỏ của sứa sau khi muối được tạo nên từ quả vẹt trong quá trình ngâm, ủ nên được gọi là sứa muối vẹt.

Màu đỏ của sứa sau khi muối được tạo nên từ quả vẹt trong quá trình ngâm, ủ nên được gọi là sứa muối vẹt.

Từ món ăn chỉ có ở vùng biển, sứa muối vẹt đã được bày bán ngày càng nhiều tại Hà Nội và một số tỉnh thành khác do nhiều người dân được nếm thử loại đặc sản giải nhiệt này, thấy ngon và tìm mua bằng được.

Là đầu mối cung cấp sứa muối vẹt tại xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy (Thái Bình), anh Nguyễn Tiến Chinh cho biết, gia đình anh đã có hơn 30 năm làm sứa muối vẹt nhưng 2 năm gần đây anh mới quan tâm và làm thương mại với món ăn này.

Sứa muối vẹt có nguồn gốc từ Thái Bình có màu nhạt hơn sứa muối vẹt Hải Phòng.

Sứa muối vẹt có nguồn gốc từ Thái Bình có màu nhạt hơn sứa muối vẹt Hải Phòng.

Theo anh Chinh, con sứa rất to lại là loại sống thủy sinh nên rất nhớt. Khi vớt lên, mang vào bờ phải làm sạch hết nhớt rồi chia làm các phần nhỏ, để riêng chân và mình sứa. Sau đó ngâm cùng với quả vẹt đã nấu nhuyễn và muối, để từ 3-4 tuần thì mang bán.

“Có nơi khi muối họ cho thêm vôi, màu sẽ đỏ tươi, đẹp mắt nhưng ăn sẽ có vị hơi chát. Nhà tôi chỉ cho quả vẹt nên màu sứa không đỏ rực rỡ mà chỉ hơi đỏ hồng, ăn ngọt và mát”, anh Chinh nói.

Chất từ quả vẹt tiết ra giúp cho con sứa không bị tan mà là giòn sần sật và có thêm màu đỏ hấp dẫn. Khi ăn, sứa phải được chấm với mắm tôm cùng các loại gia vị đi kèm và các loại rau cho đủ 5 hương và 7 vị.

Sứa muối vẹt được ăn với lá kinh giới, đậu nướng và cùi dừa chấm mắm tôm.

Sứa muối vẹt được ăn với lá kinh giới, đậu nướng và cùi dừa chấm mắm tôm.

“Mắm tôm phải là loại mắm tôm ngon, múc ra bát nhỏ, vắt thêm miếng chanh tươi, ớt, đường rồi đánh cho sủi bọt. Khi ăn, lấy chiếc lá tía tô và kinh giới gói miếng sứa cùng một lát đậu phụ nướng, cùi dừa rồi cuộn tròn, chấm mắm tôm rồi ăn. Miếng sứa mát như thạch, thêm vị béo của đậu nướng, vị bùi của cùi dừa, vị thơm của tía tô và kinh giới quyện với mắm tôm, ngon lắm”, anh Chinh mô tả.

Anh Chinh cho biết thêm, sứa muối vẹt có nhiều loại và nhiều giá, nhưng anh chỉ bán loại nhà mình làm, cẩn thận và sạch sẽ để mang đến giá trị mới cho món đặc sản quê mình. Với giá từ 90-180.000 đồng/kg tùy loại, ngoài bán buôn, mỗi ngày anh Chinh có thể bán lẻ được 1,5-3 tạ sứa muối vẹt.

Nguồn: [Link nguồn]

Món rau nhà nghèo thành đặc sản, chị em lùng mua tích trữ ăn dần vì sợ hết mùa

Từ món ăn ngày khốn khó ở vùng quê nghèo, những năm gần đây, loại rau này bất ngờ trở thành đặc sản được nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN