“Mỏ vàng” này nhà nào cũng có nhưng ít ai biết, thường đem vứt đi
Có nhiều thứ nhà nào cũng có nhưng thường đem vứt đi, không phải ai cũng biết nó có thể biến thành “tiền”, tạo ra thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
Lốp ô tô
Bắt đầu từ suy nghĩ làm sản phẩm gì mà cần ít tiền nhất, từ năm 2018, anh Huỳnh Văn Long (Nha Trang, Khánh Hòa) bắt đầu mua lốp ô tô hỏng về và tự mày mò làm ra thắt lưng, ví, dép...
Vì không có máy móc nào có thể thay thế được, anh hoàn toàn dùng tay để chạm chắc từng chi tiết, hoa văn trên sản phẩm. Kể cả từng đường kim, mũi chỉ, anh cũng phải tự tay khâu chúng.
Chiếc ví được anh Long làm từ lốp ô tô cũ, bán giá lên đến hàng triệu đồng một chiếc.
Không giống như các nguyên liệu khác, cao su từ lốp ô tô rất khó làm nên mọi khâu đều cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và sự tập trung cao độ. Vì vậy, có những sản phẩm anh phải mất từ 15-20 ngày và mỗi ngày làm từ 8-12 tiếng mới hoàn thiện.
Thay vào đó, giá thành sản phẩm không hề rẻ, dao động từ 3,5 – 7 triệu đồng/sản phẩm ví, còn thắt lưng dao động từ 5-7 triệu đồng/sản phẩm, còn các loại khác giá cũng tiền triệu một sản phẩm.
Anh tiết lộ, từ việc làm và bán các sản phẩm này, anh thu về hàng chục triệu đồng một tháng. Theo đó, khách hàng đều là những người rất chịu chi. Hầu hết đều là khách đặt trước và chuyển tiền còn nhận sản phẩm sau.
Quần jean cũ
Ít ai nghĩ rằng những chiếc quần jean cũ thường dùng làm giẻ lau nhà, đem đốt hoặc vứt vào thùng rác lại có thể trở thành các loại túi xách đẹp, nghệ thuật bán giá hàng trăm nghìn đồng.
Đó là ý tưởng của Đào Thị Thanh Nhàn (1987), đang sinh sống tại Tây Ninh. Vốn có đam mê may vá, thêu thùa từ nhỏ, cộng thêm việc có thời gian rảnh khi nghỉ ở nhà chăm con, cô gái đã sáng tạo ra các sản phẩm này.
Một số chiếc túi xách được ;làm từ những quần jean cũ.
Vì mới làm, Nhàn chưa làm được nhiều mẫu mã, chỉ một số cái đơn giản. Nhưng khi giới thiệu, mọi người biết đến vẫn rất ủng hộ. Mỗi tháng, cô bán được từ 30-50 sản phẩm, với giá dao động từ 250-350 nghìn đồng/chiếc. Tính ra, mỗi tháng Thanh Nhàn thu về khoảng trên 10 triệu đồng.
Nguyên liệu là những chiếc quần jean cũ của tất cả thành viên trong gia đình cô và đi xin của bạn bè, hàng xóm. Cô đem về giặt sạch, phơi khô và tháo từng chi tiết để thành những mảnh vải nhỏ. Sau đó, Nhàn mới lên ý tưởng tận dụng các phần còn tốt của chiếc quần jean cũ đó, cắt ra rồi ghép chúng lại với nhau sao cho đẹp mắt nhất.
Thời gian tới, cô mong muốn có thể hợp tác với những người cùng chí hướng để phát triển sản phẩm có thể bán ra thị trường quốc tế.
Vỏ lon nước ngọt, bia
Nếu chỉ có vài chục nghìn đồng mà bạn cũng muốn khởi nghiệp thì các sản phẩm làm từ vỏ lon bia, nước ngọt rất phù hợp. Theo đó, anh Trí (TP.HCM) cũng học hỏi qua mạng để phát triển những sản phẩm từ những vỏ lon “rẻ tiền” này.
Theo anh Trí, những sản phẩm này cần rất ít vốn nhưng đòi hỏi tính kiên nhẫn của người làm.
Nguyên liệu chỉ mua với giá khoảng vài trăm đồng 1 lon, thậm chí có thể xin hoặc tận dụng của gia đình. Điều quan trọng nhất là phải có tính kiên nhẫn mới có thể làm ra được sản phẩm mình mong muốn.
Một số sản phẩm anh Trí làm ra như: xe máy, đàn piano, đàn ghi-ta, máy bay... Mỗi sản phẩm anh bán với giá dao động từ 90.000 -300.000 đồng, tùy kích thước và công sức bỏ ra.
Lõi dây điện
Từ việc uốn lõi dây điện, anh Đỗ Nhật Tiến, trú tại Xuân Phú (Xuân Lộc, Đồng Nai) đã sáng tạo những cây cảnh bonsai làm từ nguyên liệu này.
Để sản phẩm của mình giống thật nhất, anh đã phải nghiên cứu rất kỹ về cây cảnh bonsai. Từ cánh hoa, chiếc lá hay thân, rễ của cây… anh đều phải tìm hiểu rất nhiều và tự tìm cách làm sao cho giống thật. Đặc biệt, cách uốn thân và cành cần phải có độ mềm mại nhất định.
Một số tác phẩm của anh Tiến.
Một cây bonsai này anh thường dành 2-3 ngày, thậm chí là phải mất 10 ngày mới có thể hoàn thiện. Nhưng giá trị của nó đem lại không hề thấp, nó giúp anh vừa thỏa mãn đam mê, lại vừa kiếm thêm thu nhập.
“Tùy theo kích thước và nguyên liệu làm mà có giá khác nhau, giá dao động từ vài trăm đến hơn chục triệu đồng. Có tác phẩm kết hợp với đá quý, tôi bán với giá 15 triệu đồng. Chậu đó nặng tầm 10kg và cây cao khoảng 70cm”, anh Tiến thông tin.
Càng về cuối năm, anh nhận được càng nhiều đơn đặt hàng. Mỗi ngày, anh phải làm đến 3-4h sáng để kịp đơn trả cho khách. Đến thời điểm này, anh không dám nhận bất kỳ đơn nào vì không có đủ thời gian làm kịp trả khách.
Qua bàn tay của những người phụ nữ này, đất sét đã biến thành nhiều loại hoa khác nhau để trang trí và có giá trị cao.
Nguồn: [Link nguồn]