Loại quả rừng “xanh vỏ đỏ lòng” vào mùa, dân buôn có ngày bán cả tấn

Sự kiện: Dạo chợ

Loại quả này là một thảo dược quý được nhiều người sử dụng nên khi vào mùa, mọi người đua nhau đặt mua.

Na rừng có tên gọi khác là ắm cơm, na dây, xưn xe, ngũ vị tử nam, tên khoa học là: Kadsura Coccinea (Lem.), quy kinh vị, đại trường. Do có giá trị cao về dược liệu nên na rừng được rất nhiều thương lái tìm mua.

Anh Phạm Tiến Bảo (SN 1982, quê ở thị xã Mường Lay, Điện Biên) cho biết nhà anh là đầu mối thu gom nông sản cho bà con ngay tại đầu cửa rừng. Cứ từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9 Dương lịch, na rừng vào đúng vụ nên số lượng có nhiều. Trung bình mỗi ngày anh thu mua được từ vài tạ đến cả tấn quả để bán.

“Tôi thu mua và bán nông sản Tây Bắc cũng được 4 năm nay rồi, na rừng là một trong những nông sản mà thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng đất này. Vào mùa, người dân sẽ vào trong rừng hái quả rồi đem bán cho các đầu mối thu mua như mình.

Anh Bảo đang bán na rừng với mức giá 90.000 đồng/kg.

Anh Bảo đang bán na rừng với mức giá 90.000 đồng/kg.

Cây na rừng thuộc dạng dây leo, thường bám vào các cây cổ thụ leo lên cao nên người dân lấy rất vất vả. Nếu trời mưa, mọi người khó mà đi lấy được”, anh chia sẻ.

Chưa kể, quả na rừng dễ dập nát, nhanh thối nên khi hái xong, người dân phải bọc cẩn thận vào lá chuối hay lá dong, giấy báo. Sau đó, họ sẽ xếp gọn gàng vào trong gùi hoặc thùng đựng và chở ra ngoài rừng. Đường rừng thì toàn đồi núi, cây cối nhiều lại phải vượt qua suối nên việc di chuyển không hề đơn giản.

“Dân thu hái xong, họ sẽ gọi điện cho tôi, chúng tôi sẽ đánh xe ra đứng đón và mua luôn tại địa điểm khi họ bắt đầu ra khỏi rừng”, anh thông tin.

Mỗi quả na rừng nặng từ 800 gram đến khoảng 3kg.

Mỗi quả na rừng nặng từ 800 gram đến khoảng 3kg.

Người dân có thể mua về ngâm rượu và sử dụng vào các bài thuốc chữa bệnh.

Người dân có thể mua về ngâm rượu và sử dụng vào các bài thuốc chữa bệnh.

Anh cho biết cây na rừng không phải năm nào cũng được mùa. Theo anh, cứ một năm ra sai quả, năm sau cây đó sẽ không có quả. Vì vậy, số lượng na rừng cũng không quá nhiều. Năm nay, anh phải thu mua ở 2 tỉnh Lai Châu và Điện Biên mới có số lượng đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Những năm trước, dịch Covid-19 bùng phát ở nước ta, na rừng anh thu mua của người dân nhưng không tiêu thụ được. Anh phải mua cả nghìn lít rượu để ngâm quả không hỏng và bán lâu dài. Năm nay, thị trường lại “sốt” loại quả này, anh bán được rất nhiều.

Thông thường, mỗi ngày, anh thu mua được vài tạ quả, nhưng cũng có hôm mua được cả tấn quả vẫn bán hết. Anh năm nay không bán buôn mà bán lẻ với mục đích người tiêu dùng được mua mức giá tận gốc, không qua nhiều trung gian.

Na rừng có kích thước khá lớn, mỗi quả nặng từ 8 lạng đến khoảng 3kg. Hiện tại, anh đang bán lẻ ra có 90.000 đồng/kg, tách sẵn hút chân không còn tặng thêm củ tứn khửn để ngâm cho đủ vị. Rượu ngâm na rừng thì anh đang bán giá 280.000 đồng/1 bình tầm 6 lít rượu và 2kg na cốt và mật ong rừng.

Có ngày, anh Bảo bán được cả tấn quả cho toàn bộ khách lẻ

Có ngày, anh Bảo bán được cả tấn quả cho toàn bộ khách lẻ

Chị Nguyệt (Tây Nguyên) cũng cho biết hơn 2 năm nay làm đầu mối thu mua na rừng ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Mới sáng sớm nay, người dân đã mang đến tận nhà chị bán 20kg na rừng. “Nhiều người biết đến công dụng của loại quả này thì họ đặt mua nhưng cũng có người không biết. Tôi bán chủ yếu cho khách quen”, chị chia sẻ.

Mỗi ngày, chị thu được khoảng vài chục cân đến hơn tạ quả để bán. Khách hàng quen họ thường đặt mua trước nên hàng về tới nhà, chị sẽ lên đơn gửi đi cho khách.

Theo tìm hiểu, na rừng à một thảo dược quý được đồng bào dân tộc sử dụng từ rất lâu, là 1 trong ba vị thuốc quan trọng để bổ dương, điều trị yếu sinh lý. Cây na rừng có rất nhiều tác dụng trong việc bồi bổ cơ thể và chữa bệnh. Rễ cây, thân cây và quả của cây na rừng đều có tác dụng chữa bệnh.

Quả na rừng có thể trị phong thấp, hay làm thuốc an thần trị chứng mất ngủ, giúp điều hòa khí huyết, hồi sức. Ngoài ra, quả na rừng đem ngâm rượu có thể trở thành bài thuốc bổ dương rất hiệu quả…

Hiện, na rừng đang được rao bán rất nhiều trên chợ mạng, giá bán dao động từ 60.000 - 90.000 đồng/kg, có những người còn rao bán mức giá lên đến nửa triệu đồng/kg.

Suất cơm, tô phở “ào ào” tăng theo giá gạo, người tiêu dùng “nhấp nhổm” trong cơn bão giá

Giá gạo trong nước và xuất khẩu từ cuối tháng 7 đến nay “leo” lên mức cao nhất trong lịch sử kéo theo hàng loạt các sản phẩm chế biến từ gạo tăng cao khiến nhiều người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thơm ([Tên nguồn])
Dạo chợ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN