Loại bếp “nhà nghèo” bỗng được ưa chuộng, có tháng bán cả nghìn chiếc
Xã hội hiện đại hóa, loại bếp vốn dành cho nhà nghèo bị lãng quên thì mấy năm gần đây nay bỗng được ưa chuộng, giá bán lên đến hơn 600.000 đồng/chiếc, người dân vẫn đổ xô đi mua.
Dù bây giờ các sản phẩm hiện đại như bếp gas, bếp điện, bếp từ, thế nhưng, sản phẩm bếp củi vẫn được nhiều người ưa chuộng đặt mua về sử dụng. Anh Đồng Hoài Đức – chủ cơ sở sản xuất bếp củi tại 438 Quang Trung (Tuyên Quang), cho biết sản phẩm này có tháng bán được cả nghìn chiếc, còn trung bình bán ra thị trường dao động từ 700-800 chiếc bếp củi.
Anh cho biết mọi nhà giờ đều đã có bếp gas, bếp điện… nhưng họ vẫn đặt mua bếp củi, bởi nó như kỷ niệm, nhắc nhớ về tuổi thơ, truyền thống của người Việt mình. “Không chỉ có những gia đình ở nông thôn đặt mua về nấu cám, nấu rượu… để tiết kiệm gas mà nhiều nhà ở thành phố còn mua về để kho cá, đun nước, nấu ăn…. Bởi loại bếp này được thiết kế gọn sạch, không bị khói nhiều và không cần dùng ống khói”, anh Đức chia sẻ.
Những chiếc bếp củi đều được xưởng anh tự nghiên cứu và sản xuất để bán ra thị trường.
Chính những ưu điểm vượt trội so với bếp củi ngày trước, loại bếp này anh bán khá chạy. Suốt gần 10 năm sản xuất và kinh doanh bếp củi, anh Đức bán trung bình mỗi tháng khoảng 700-800 chiếc vào các tháng trong năm. Còn dịp cuối năm, loại bếp này được nhiều người đặt mua hơn vì là thời điểm mùa đông, có tháng bán lên cả nghìn chiếc.
“Cũng có tháng lượng đơn hàng đặt nhiều qua, cơ sở sản xuất của chúng tôi làm không kịp, khách phải đợi 1-2 ngày mới có hàng. Tuy nhiên, chúng tôi đã có những kế hoạch trước để khách hàng không phải đợi quá lâu mới nhận được”, anh nói.
Thời điểm đầu mới làm, anh phải tự nghiên cứu mọi quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng. Khi sản phẩm mới ra mắt thị trường, khách hàng chưa tin tưởng lắm nên họ đặt mua không nhiều. Sau gần 10 năm kinh doanh, anh đã có rất nhiều khách cũ đặt mua lại “vì họ đã sử dụng rồi và tin tưởng nên hay đặt mua hộ”, anh cho hay.
Theo nah, loại bếp này có nhiều ưu điểm so với loại bếp củi trước đây.
Không như loại bếp củi trước đây, loại bếp cơ sở anh sản xuất ra làm từ bê tông chịu nhiệt, bên trong là cốt thép đúc nên chịu được tải trọng lớn, chịu được nhiệt cao mà không bị vỡ nổ, đun nấu ngoài trời thoải mái. Đặc biệt, ngoài đun củi ra, bếp này còn có thể sử dụng các nguyên liệu như mùn cưa, vỏ dừa khô, lõi ngô và các đầu mẩu gỗ… để đốt cháy.
Anh cho biết loại bếp nhà anh sản xuất ra sử dụng hoàn toàn bằng vật liệu chịu nhiệt và thiết kế dày dặn nên người dùng sẽ tiết kiệm được nhiên liệu và rút ngắn thời gian đun nấu…
Nhiều gia đình ở nông thôn và thành phố đặt mua loại bếp này về sử dụng hằng ngày.
Hiện tại, anh bán bếp củi với 2 kích thước khác nhau. Loại kích thước khoảng 26x26x26cm, nặng 12-14kg, giá bán là 280.000 đồng/chiếc. Còn loại lớn cao khoảng 31cm, rộng 33cm, nặng 35-37kg, anh bán giá là 650.000 đồng/chiếc. Giá này đã bao gồm cả phí vận chuyển.
Theo anh, giá bán này ổn định qua các năm. Đợt dịch Covid-19 bùng phát, lượng tiêu thụ có giảm hơn một chút nhưng không quá nhiều.
Theo tìm hiểu của PV, nghề làm bếp củi đã nuôi sống nhiều gia đình ở An Giang qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Tại tỉnh này, không ít gia đình đã có thâm niên đến hơn 60 năm làm nghề bếp củi, tuy không rầm rộ và lãi cao nhưng luôn cho họ thu nhập để phục vụ cuộc sống gia đình qua năm tháng.
Mới ra mắt thị trường được khoảng 1 năm nay, loại kem này khiến không ít khách hàng “nghiện”, ngay cả khi không phải...
Nguồn: [Link nguồn]