Khôi phục loại bánh cổ, cô gái Huế “mỏi tay” chốt đơn

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Vỏ hộp bánh này rất nhiều màu sắc, nhìn rất bắt mắt nhưng cách gấp hộp lại khá khó khiến chúng gần như bị thất truyền. Người phụ nữ này đã tìm hiểu cách gấp và khôi phục lại, có khách đặt mua cả trăm chiếc/lần.

Loại bánh được nhắc đến ở đây là bánh màu Pháp Lam – một loại bánh cổ truyền độc đáo của Huế. Đến nay, loại bánh này gần thất truyền vì độ kì công quá cao, ít người biết cách làm cho đúng điệu.

Dựa trên 5 màu cơ bản của nghệ thuật Pháp Lam, bánh được bọc bởi lớp giấy ngũ sắc, nếp gấp tỉ mỉ. Một hộp bánh lớn này sẽ gồm 9 hộp bánh nhỏ bên trong. Phần nhân của bánh cũng độc đáo không kém với bột nếp và dưa hấu, hạt dưa. Bánh vì thế rất mát và thanh, thường được thưởng cùng trà vào mùa hè.

Những chiếc bánh Pháp Lam đòi hỏi sự cầu kỳ và tỉ mỉ trong việc gấp hộp.

Những chiếc bánh Pháp Lam đòi hỏi sự cầu kỳ và tỉ mỉ trong việc gấp hộp.

Vô tình biết đến loại bánh này từ một người bạn thân, chị Phạm Thị Diệu Huyền (trú tại P.Tân Thành, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) thấy rất thú vị về màu sắc của nó. “Sau một khoảng thời gian trò chuyện và tìm hiểu, tôi thấy rất bất ngờ vì một loại bánh cổ truyền độc đáo như thế của Huế lại gần như bị thất truyền ngày nay”, chị cho hay.

Là một người con của Huế, luôn muốn lưu giữ những giá trị văn hóa cổ truyền của quê hương, chị Huyền đã bắt tay vào tìm hiểu và học cách xếp bánh màu Pháp Lam từ những chiếc hộp được tặng đó.

“Thật sự cách gấp hộp không hề đơn giản như mình nghĩ, tôi đã thất bại ngay từ lần đầu tiên gấp. Sau đó, tôi phải xin những hộp bánh mẫu từ một người quen và mày mò gấp trong khoảng thời gian dài. Chắc cũng phải mất gần nửa tháng, tôi mới hiểu được nguyên lý xếp bánh, cấu tạo của vỏ bánh nên đã thành công”, chị vừa cười vừa kể.

Từ đó, chị Huyền nung nấu ý định sẽ đưa ra thị trường sản phẩm bánh màu Pháp Lam Huế, dựa trên những gì chị đã và đang cố gắng để truyền tải phong vị Huế.

Người thợ phải mất từ 20-25 phút để gấp một chiếc hộp nhỏ.

Người thợ phải mất từ 20-25 phút để gấp một chiếc hộp nhỏ.

Nói về thời gian gấp vỏ bánh, chị cho biết chị thường phải mất từ 20-25 phút cho công cắt và gấp xếp của 1 hộp nhỏ. Còn hộp lớn 9 cái bánh nhỏ sẽ mất khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ. Cùng với đó, thời gian để vẽ tay một hộp vỏ tầm 2,5 tiếng nên để theo được nghề này đòi hỏi người theo học phải có sự tỉ mẩn và tâm huyết không hề nhỏ ở trong đó.

Hoa văn hộp đựng chị lấy cảm hứng từ nghệ thuật Pháp lam của triều đình nhà Nguyễn. Bởi bánh màu pháp lam được ra đời từ cảm hứng nghệ thuật pháp lam thời bấy giờ, chị muốn khách hàng có thể trầm trồ, tò mò ngay khi nhìn thấy bên ngoài chiếc hộp, bởi chị luôn đặt tâm niệm là phải làm sao kể cho được câu chuyện văn hóa Huế qua bao bì. Chị sử dụng các họa tiết cũ của ông cha, đồng thời cách điệu và tạo thêm yếu tố mới dựa trên quy luật ngũ sắc, từ đó đồng nhất trong- ngoài hộp.

Mỗi sản phẩm này bán giá 150.000 đồng.

Mỗi sản phẩm này bán giá 150.000 đồng.

“Đối với tôi, gần như công đoạn nào cũng khó cả và để tạo ra một hộp bánh màu Pháp Lam đúng chuẩn thì từ khâu chọn giấy đến đo, cắt, xếp đều phải cẩn thận, tỉ mỉ. Giấy gấp bánh là giấy làng Thanh Tiên rất mềm, mỏng nên người thợ cần khéo léo để tránh làm hỏng nếp giấy mà vẫn giữ được độ đứng cho hộp. Đồng thời, người gấp phải nắm được quy luật phối màu và đan giấy, miếng giấy phải được cắt đều tay, vuông vức. Khi bắt giấy, người thợ phải hoàn toàn tập trung và khéo léo đan từng mảnh giấy ấy lồng vào nhau, đôi khi chỉ cần sai một chút thôi là phải làm lại từ đầu”, chị cho hay.

Về phần ruột bánh, chị Huyền cho biết thực ra bánh Pháp Lam là loại bánh rất ngon, lại công phu khi chế biến. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng và bảo quản lại không dài, nên chị đã thay thế bằng những món bánh cổ truyền khác của Huế như bánh Phục Linh, bánh in, bánh hạt sen - những loại bánh xuất hiện thường nhật, là sự kết hợp giữa ẩm thực Cung Đình Huế với văn hóa dân gian.

“Những món ăn truyền thống này được nhiều người biết tới. Cách thay thế này sẽ khiến khách hàng dễ ăn, dễ kiếm, giá thành phù hợp mà tôi lại kết hợp được với các lò sản xuất tại địa phương để phát triển lâu dài”, chị cho hay.

Bởi sự kỳ công trong các khâu làm bánh, giá bán một hộp bánh Pháp Lam hiện tại khoảng 150.000 đồng/hộp.

Chị đã nhận được khá nhiều đơn đặt hàng khi bắt đầu mở bán.

Chị đã nhận được khá nhiều đơn đặt hàng khi bắt đầu mở bán.

Ngay khi vừa ra mắt thị trường bán lẻ, chị đã nhận được khá nhiều đơn đặt hàng. Trong đó, một khách hàng đặt 100 hộp bánh Pháp Lam và mong muốn 1-2 ngày sẽ lấy luôn. Vì sự gấp rút này khiến chị và đội ngũ nhân viên của chị phải thức xuyên đêm để làm cho kịp đơn trả cho khách.

Hiện tại, chị đã nhận được một số phản hồi tốt từ khách hàng về sản phẩm. Với mong muốn dòng bánh này được “đi xa” hơn nữa, chị đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ để có thể tiếp cận với thị trường ngoài nước trong tương lai.

Nguồn: [Link nguồn]

Vẽ vời lên giày rồi bán giá hơn chục triệu đồng/đôi vẫn đắt khách

Những đôi giày bình thường được chàng trai trẻ trang trí bằng những những họa tiết lạ mắt, khách vẫn chịu chi hơn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN