“Hồi sinh” rác vứt đi thành thứ đáng yêu ai cũng thích, bán cực đắt hàng

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Những mảnh vải jeans vụn tưởng vứt đi nhưng qua bàn tay của người phụ nữ này lại trở thành sản phẩm có giá trị và được nhiều người yêu thích.

Năm 2019, chị Bùi Thị Kim Ngân (trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã bén duyên với nghề làm các sản phẩm túi, ví, balo từ quần áo jeans cũ. Trong quá trình làm có nhiều vải vụn nên chị luôn tìm cách tái sử dụng vải vụn đó.

“Trong môt lần tình cờ con trai nói muốn có một con chó bông từ vải jeans nên tôi bắt đầu thử làm thú bông từ vải vụn. Vận dụng hết những kinh nghiệm của mình, tôi cũng hoàn thiện được và dành tặng món quà này cho con trai của mình”, chị chia sẻ.

Chú chó bông đầu tiên tuy chưa được hoàn hảo nhưng là sự cố gắng và nỗ lực của chị rất nhiều. Con trai chị nhận được món quà cũng rất thích thú với món đồ chơi mới này.

Chị Kim Ngân sử dụng vải jeans từ quần áo cũ để làm các sản phẩm như túi xách, balo và gấu bông...

Chị Kim Ngân sử dụng vải jeans từ quần áo cũ để làm các sản phẩm như túi xách, balo và gấu bông...

Từ món quà đầu tiên làm cho con, chị đã có ý nghĩ sẽ tận dụng những mảnh vải jeans vụn để làm thành gấu bông bán ra thị trường. Một phần để giảm thiểu rác thải ra môi trường, phần khác chị cũng muốn những mảnh vải vụn được nâng cao giá trị.

Tính đến nay, chị đã làm ra khoảng 120 con gấu bông. Kích thước từ 15cm đến 75cm. Sản phẩm được chị mang đi trưng bày ở các triển lãm chuyên ngành và được khách hàng đón nhận nhiệt tình. Tại các hội chợ và điểm bán offline, khách hàng đặt mua và có những phản hồi rất tích cực.

Mấy tháng gần đây, chị bắt đầu tái chế vải jeans vụn để làm gấu bông bán ra thị trường.

Mấy tháng gần đây, chị bắt đầu tái chế vải jeans vụn để làm gấu bông bán ra thị trường.

Theo chị, mỗi một con gấu bông 3D đều được chị ráp từ 20 mảnh vải nhỏ khác nhau. Vì làm sản phẩm này có rất nhiều chi tiết nhỏ nên yêu cầu tỉ mỉ hơn nhiều so với việc làm balo, túi xách… Điều này cũng đòi hỏi người làm cẩn thận và kiên nhẫn hơn.

Để hoàn thiện một con gấu bông, chị Kim Ngân cho biết cần trải qua rất nhiều công đoạn như: vẽ thiết kế chuẩn đẹp; in rập và cắt; may các bộ phận; nhồi bông các bộ phận và gắn mắt mũi cho thú; khâu ráp hoàn thiện.

“Trong đó, công đoạn đầu tiên là khó nhất vì để có 1 thiết kế chuẩn đẹp thì cần ráp thử xem thú đã đạt yêu cầu chưa. Bước này có thể cần làm đi làm lại nhiều lần”, chị Ngân thông tin.

Những con gấu này đều được làm từ việc tận dụng vải vụn

Những con gấu này đều được làm từ việc tận dụng vải vụn

Một khó khăn nữa trong quá trình làm đó là vải vụn thì có kích thước hạn chế nên đôi khi không đủ vải để cắt. Vì vậy, mỗi lần làm, chị đều phải tính toán tỉ mỉ hơn so với thiết kế trên tấm vải lớn. “Hơn nữa, chất liệu tôi dùng chủ yếu là denim khá dày và sợi vải dễ tưa nên việc may ráp và nhồi bông có phần khó hơn các chất liệu vải mỏng mềm”, chị Ngân cho hay.

Do làm thủ công, thời gian hoàn thiện 1 con gấu size 25cm là 4-6 tiếng, còn những con kích thước lớn hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn. Giá bán dao động từ 100.000 đồng đến 850.000 đồng/sản phẩm.

Hiện, chị mới làm một số mẫu gấu bông đơn giản.

Hiện, chị mới làm một số mẫu gấu bông đơn giản.

Giá bán mỗi sản phẩm từ vài chục nghìn đến hàng trăm nghìn đồng.

Giá bán mỗi sản phẩm từ vài chục nghìn đến hàng trăm nghìn đồng.

Hiện tại, chị mới làm một số mẫu đơn giản. Trong tương lai, chị dự định sẽ sáng tạo thêm nhiều mẫu thú hơn và có thể kết hợp nhiều chất liệu với nhau. Không dừng lại ở vải vụn từ jeans mà còn vải vụn từ các chất liệu khác như thổ cẩm, linen và các loại vải hữu cơ khác.

Không chỉ làm gấu bông, chị Kim Ngân còn sử dụng vải vụn để làm móc khóa, khuyên tai… Ngoài ra, chị còn tận dụng vải jeans từ quần áo cũ để làm túi xách, ví, áo croptop… Các sản phẩm của chị được rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng vài năm trở lại đây. Trung bình mỗi tháng, xưởng của chị Ngân bán được 20 - 25 sản phẩm, với giá dao động từ 100.000 - 650.000 đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều người tỏ ra tiếc nuối khi anh đang là một kỹ sư cơ khí, làm việc tại sân bay với mức lương cao, giờ lại về quê nuôi gà, làm nông dân, chỉ duy nhất mẹ anh ủng hộ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thơm ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN