Giới chơi lan đột biến tiết lộ điều ít biết về các "chậu không đồng" nhưng thu bạc tỉ

Để chơi lan đột biến được lâu dài và bền, người chủ cây luôn cố gắng tạo ra các "chậu không đồng", đây được coi yếu tố quyết định với dân trong nghề.

Chậu "5 cánh trắng Phú Thọ" khoe sắc

Chậu "5 cánh trắng Phú Thọ" khoe sắc

Nguồn gốc của lan đột biến

Theo những người chơi lan đột biến “sành” thì quê hương của loài hoa cảnh xa xỉ này là ở Cổ Tiết (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ); cùng với Hòa Bình, Lai Châu,… Đó là một trong những vùng đất được thiên nhiên khoản đãi khá nhiều về cây cối, nhất là lan rừng.

Còn thị trường lan đột biến rộ lên vào khoảng giữa năm 2016, và đầu năm 2018 là thời kì đỉnh điếm nhất. Nhưng từ cuối năm 2018 và đầu năm 2019, lĩnh vực này “hạ nhiệt” vì ảnh hưởng của một số lí do. Tuy nhiên, sau đợt giãn cách xã hội vì dịch COVID-19 vừa qua, thị trường này lại được “hâm nóng”.

“Trong những năm trước, chủ yếu người ta đi khai thác lan từ rừng về, mua hàng cân rồi chọn lọc từng cây. Đến khi lan đã xổ mặt hoa đẹp, họ nhân giống để có số lượng lớn rồi mới công bố ra thị trường. Để ý sẽ thấy, cứ 1– 2 năm, trong giới lại xuất hiện vài mặt hoa cực kỳ đỉnh cao”, anh L.V.H -một người chơi lan đột biến ở Hòa Bình cho biết.

"Chơi lan đột biến là một mô hình kinh tế ”

Trên đây là lời khẳng định của anh Biên (Hà Nội) khi nói về thị trường lan đột biến hiện tại. Anh cho biết: “ Nếu nói rằng thú chơi thì đúng là có thể bỏ ra 3 – 5 triệu đồng để mua một cây về ngắm nhưng mà khi con số lên đến vài trăm triệu thì câu chuyện ở đây không còn là đam mê đơn thuần nữa rồi. Nói thẳng ra thì không ai tự dưng bỏ ra một số tiền lớn chỉ để mua một cây lan về ngắm trong khi ăn chẳng được mà làm dược liệu thì chưa có nhà khoa học nào chứng minh nó có tác dụng.

Tạo ra các "chậu không đồng", đây được coi yếu tố quyết định

Tạo ra các "chậu không đồng", đây được coi yếu tố quyết định

Ai cũng thế thôi, nhiều tiền đến mấy thì không biết, nhưng khi đã bỏ ra hàng trăm, hàng tỷ đồng để mua cây thì cũng phải tính toán lâu dài để làm sao vừa có khả năng đảm bảo được nguồn kinh tế vừa nuôi dưỡng đam mê được. Mà thực chất, trồng lan đột biến là làm nông nghiệp thời 4.0 và giờ sắp là 5.0 chứ có phải thú chơi bình thường đâu”.

Anh Biên cũng tiết lộ: “Để chơi lan được lâu dài, nhiều người thường cố gắng để có các chậu ‘không đồng’. Ví dụ như năm nay tôi mua một chậu lan đột biến Phú Thọ với giá 50 triệu đồng, sang năm cây lớn hơn, tôi bán các kie của cây ấy và thu được 60 -70 triệu đồng. Lúc đó chậu lan đó sẽ thành chậu ‘không đồng’ bởi vì đã hồi vốn. Chơi như thế thì kinh tế mới bền và có điều kiện để mình sưu tầm những mặt bông khác. Nếu cứ chơi lan đơn thuần, bỏ tiền ra chỉ để ngắm thì lấy gì mà sống.

Nói thêm về ‘chậu không đồng’, anh T.Q.H (Vĩnh Phúc) cho biết: “Khi một cây đã hồi vốn rồi thì chủ sở hữu không cần bán kie giống ở giá quá cao nữa. Ví dụ người ta bán ngoài thị trường là 100 triệu đồng/ 1 kie thì tôi chỉ cần rao bán từ 60 -70 triệu đồng/ 1 kie vẫn lãi.

Mà lan đột biến này không có giá trị cụ thể vì mọi người chỉ ước lượng giá bán. Do đó, khi chơi cây, người ta luôn hiểu rằng, nếu như có chỗ quen thân thì sẽ lấy được giống với giá nội bộ tốt hơn. Còn không thì phải chấp nhận giá thị trường”.

Một vườn lan có quy mô "khủng" ở nội thành Hà Nội.

Một vườn lan có quy mô "khủng" ở nội thành Hà Nội.

“Chọn mã cây để chơi, cây phải rõ nguồn gốc”

Giải thích về điều này, anh L.V.H chia sẻ: “Có những mã lan đột biến, mua 1 cây sau thời gian chăm sóc sẽ ‘đẻ’ ra 10 nhưng có mã mua 1 thì chỉ thu về 1 đến 2 mà thôi. Hiện nay các mặt bông như Phú Thọ, Hiển Oanh,… luôn được ưa chuộng vì ai cũng chơi được, kể cả người mới. Tôi thấy rằng năm nay những mặt bông bình dân kể trên rất chạy và thậm chí không đủ cung cấp cho thị trường mặc dù số lượng người chơi tăng lên rất nhiều.

Tuy nhiên phải lưu ý rằng dòng lan đột biến cũng giống như nhiều mặt hàng khác, thị trường cần cái gì nhiều thì tự khắc nó sẽ được đôn giá lên. Còn khi bị bão hòa thì lại trở về giá trị thật”.

“Thị trường lan đột biến giống như 1 vòng tuần hoàn, ban đầu tôi mua về chơi. Sau một thời gian tích lũy được kinh nghiệm chăm sóc kie giống thành cây thì sẽ bắt đầu nhân giống rồi bán cho người mới gia nhập thị trường. Rồi người mới lại bắt đầu giống như tôi và liên tục, liên tục như vậy.

Tôi có quan điểm thế này, khi bỏ tiền ra để mua kie lan về làm giống, nếu chưa biết rõ nguồn gốc thì rẻ đến mấy tôi cũng không mua. Và hiển nhiên khi đã rõ ràng về lai lịch của cây lan thì cho dù giá ‘chát’ tôi vẫn vui vẻ bỏ tiền ra.

Bởi vì thứ nhất, đối với dòng lan này, khi mua cây mà cái nguồn gốc không chuẩn thì phải mất ít nhất 2 năm sau nó mới nở được mặt hoa để mình kiểm chứng. Nếu đúng là mặt hoa ấy thì tôi mới dám bán kie giống để thu hồi vốn.

Chẳng hạn có những chậu lan nếu tôi lấy chỗ không tin tưởng thì chỉ 30 triệu đồng, nhưng vẫn giống này nếu tôi lấy ở chỗ tin tưởng thì phải 50 triệu đồng. Lý do là ở những chỗ có uy tín, người ta đã chứng minh được rằng cây lan trên đã nở ra mặt hoa thế này rồi, do đó khi tôi mua về chỉ cần có kie giống của dòng đó là bán thôi. Nếu tôi mua cây vào đầu năm thì đến khoảng 3 -5 tháng cuối năm là tôi có giống để bán đi và thu hồi vốn về.

Trong khi đó, nếu tôi ham rẻ mua cây chỗ 3 chục triệu xong, lại phải bỏ ra tiền của để chăm cây 2 năm, nếu may thì nở đúng mặt hoa còn không thì mất tiền và lúc đó lại phải tìm người bán để ‘ăn vạ’ ”. Mà thông thường trong trường hợp đó là tôi bị lừa.

Thứ hai, khi xác định bỏ tiền ra mua lan đột biến thì tôi phải tìm những những cây tiềm lực và có sức sống tốt. Bởi trước đây tôi từng mua một cây Bảo Duy với giá 950 triệu đồng từ miền nam nhưng sau 1 thời gian thì cây yếu dần rồi chết. Vậy là tôi mất trắng gần tỷ đồng.

Thật ra, với những cây giá trị cao như Bảo Duy thì nhiều người thường lạm dụng chế độ phân thuốc, thành ra cây bị yếu cộng với việc môi trường khí hậu ngoài Bắc khác trong Nam, nhưng tôi lúc ấy chưa nắm được nên cây mới chết. Do đó việc tìm hiểu “sức khỏe” của cây rất quan trọng”, anh Biên nói thêm.

Lời khuyên dành người mới chơi lan đột biến 

Theo anh L.V.H thì mỗi người sau thời gian chăm sóc cây lan sẽ dần có kinh nghiệm trong việc phân biệt cây khỏe và yếu. “Khi kiểm tra cây lan nên xem các yếu tố về lá và bộ gốc. Nếu lá đồng xu căng thì là cây khỏe còn yếu thì có thể là cây vừa được tách ra để trồng hoặc là cây đang có biểu hiện không được khỏe. Nếu cây khỏe thì thân lá không bao giờ có các vết đốm của bệnh tật, sâu bệnh ở trên đó. Và nên chọn mầm cây nào có đít to, thân mập vì nó sẽ cho sản phẩm cây khỏe.

Do những siêu lợi nhuận kinh tế mà lan đột biến mang lại nên hiện nay thị trường xuất hiện khá nhiều cơ sở nuôi, trồng lan giả mạo. Họ cũng xây dựng cơ sở, thuê đất, làm vườn như ai rồi xây dựng thương hiệu khá tốt để lấy lòng tin của người mới chơi. Sau đó họ bán ra toàn sản phẩm không tốt để kiếm lợi rồi ‘biến mất’. Do đó, nếu là người mới gia nhập thị trường này, nên xem xét thật kĩ lưỡng về nguồn gốc, độ đảm bảo của nơi mua lan giống và giá trị thực tế hiện hành của dòng lan định mua. Chớ ham rẻ và mong muốn thu lợi nhanh mà mất tiền oan”.

Chi 5 tỷ mua giỏ lan như rau muống và những thương vụ bạc tỷ ”dậy sóng” làng cây cảnh

Những đại gia này chi tiền "khủng" để sở hữu bộ sưu tập những loại cây cảnh thuộc hàng quý hiếm ở Việt nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lộc Liên ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN