Độc đáo cây đa dáng làng giá 2 tỷ đồng, chủ nhân vẫn lắc đầu chưa bán

Sự kiện: Cây cảnh hoa cảnh

Cây đa bonsai “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội vẫn đang trong quá trình hoàn thiện tay cành nhưng nhiều đại gia đã đến hỏi mua. Tuy vậy, chủ nhân vẫn chưa đồng ý bán.

Cây đa từ xưa đến nay luôn là biểu tượng tốt đẹp tượng trưng cho làng quê Việt Nam. Bên cạnh đó cây đa còn được nhắc đến đầu tiên trong bộ tứ quý đa, sung, sanh, si - biểu tượng cho sự may mắn và thành công. Bởi vậy mà nhiều cây đa bonsai có thế độc đáo được các đại gia săn lùng về làm cây cảnh.

Cây đa dáng làng thu hút nhiều người trong giới cây cảnh chiêm ngưỡng. Ảnh: Dân Trí.

Cây đa dáng làng thu hút nhiều người trong giới cây cảnh chiêm ngưỡng. Ảnh: Dân Trí.

Vừa qua, giới chơi cây cảnh đánh giá cao cây đa "dáng làng" của ông Đỗ Văn Hài (Gia Lâm, Hà Nội) là cây đa độc đáo bởi để tạo tác một cây đa nhìn ưng mắt khó gấp nhiều lần cây sanh. Đã có rất nhiều đại gia muốn sở hữu nhưng chủ nhân vẫn không bán vì chưa được giá.

Tác phẩm có dáng thế tự nhiên, thân cây ôm đá, tuổi đời khoảng 70 năm. Người nghệ nhân mất 20 năm tạo tác, đây được coi là cây đa dáng làng “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội.

Tác phẩm đa dáng làng có toàn bộ bệ rễ ôm đá, tay cành đã hoàn thiện, xung quanh thân cây có những rễ buông thẳng từ các cành lớn xuống dưới nhìn rất tự nhiên. Ảnh: Dân Trí.

Tác phẩm đa dáng làng có toàn bộ bệ rễ ôm đá, tay cành đã hoàn thiện, xung quanh thân cây có những rễ buông thẳng từ các cành lớn xuống dưới nhìn rất tự nhiên. Ảnh: Dân Trí.

Chia sẻ trên báo Dân Trí, ông Hài cho biết, để tạo một cây đa khó gấp nhiều lần cây sanh, người nghệ nhân phải tốn rất nhiều công sức. Cây sanh có nhiều cách làm nên nhiều dáng thế nhưng cây đa khó làm nên chỉ có dáng làng là đẹp nhất.

Nhiều người đến chiêm ngưỡng cây đều ưng ý vì ngoài gốc cây ôm đá, điểm trên thân cây còn ôm một chậu đá để tạo sự già cỗi cũng như sự chắc chắn tôn lên vẻ đẹp cho cây. Để tạo tác bông tán cây đa cũng rất khó vì lá đa lớn. Chính vì vậy người nghệ nhân thường để tự nhiên và chỉ uốn tay cành sao cho người xem cảm tưởng không có sự tác động của con người.

Cây đa cổ có bệ rễ độc đáo.

Cây đa cổ có bệ rễ độc đáo.

Thoạt nhìn, bệ rễ trắng trườn theo đá lên cao dần nhìn như một dòng suối. Trải qua thời gian cùng với sự kiên trì của người nghệ nhân, các rễ đan xen vào nhau, ôm chặt các mỏm đá trông rất bắt mắt. Ngoài điểm nhấn là các rễ phụ thẳng nối bệ rễ với các cành, người nghệ nhân còn tạo thêm một cành rơi cho cây mềm mại. Một điểm đặc biệt của tác phẩm có một số tay cành lớn được uốn như tay cành cây sanh. Các tay cành lớn nối từ thân cây cũng đã múp sẹo.

Theo ông Hài, cây làm mất nhiều thời gian, dòng cây đa lá lông quý nên giá trị chuyển nhượng vào khoảng hơn 2 tỷ đồng.

Đây là cây đa dòng lá lông - lá có rất nhiều lông như lá mơ chứ không phải dòng đa lá trơn, đa núi. 

Đây là cây đa dòng lá lông - lá có rất nhiều lông như lá mơ chứ không phải dòng đa lá trơn, đa núi. 

Từ xa xưa cây đa đã biểu trưng cho sức sống dẻo dai, sự trường tồn, biểu tượng cho thần quyền và tâm linh của con người trong phong thủy. Trong phong thủy cây đa râm mát có sức bao bọc lớn che chở và mang lại bình an cho gia đình. Bởi vậy hiện nay cũng có rất nhiều người chơi cây cảnh tìm mua cây đa bonsai về trưng bày.

Cây cảnh “Kỳ duyên mộc thạch” có giá 5 tỷ đồng chủ nhân không bán

Cây sanh cổ “Kỳ duyên mộc thạch” có dáng thế tự nhiên, thân cây ôm đá được giới chơi cây cảnh đánh giá cao, đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Chi ([Tên nguồn])
Cây cảnh hoa cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN