Đặc sản “vũ nữ chân dài” hút khách, giá nửa triệu đồng vẫn “cháy hàng”

Sự kiện: Vui xuân Quý Mão

Được gọi với cái tên mĩ miều là “vũ nữ chân dài”, loại đặc sản này đang tăng giá hàng ngày vì nhu cầu mua làm quà biếu tăng cao dịp cận Tết.

Anh Hoàng Tuấn Anh – trú tại Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết mình đã “phải lòng” món “vũ nữ chân dài” này từ đợt công tác kéo dài 6 tháng tại An Giang vào 5 năm trước. Vì vậy, thi thoảng anh lại đặt mua về để cả nhà “lai rai”.

“Vũ nữ chân dài là tên gọi vui của mọi người đặt cho món khô nhái An Giang. Vào giữa mùa mưa tháng 7-8, giá khô nhái chỉ từ 300-350 nghìn đồng/kg nhưng giờ gần Tết nên khan hàng, cước vận chuyển cũng cao. Tôi phải mua với giá 800 nghìn đồng/kg”, anh Tuấn Anh nói.

Món "vũ nữ chân dài" hút hàng dịp Tết.

Món "vũ nữ chân dài" hút hàng dịp Tết.

Theo anh, khô nhái chế biến rất dễ. Có thể chiên giòn, chiên bơ tỏi, chiên mắm, nướng than hoa rồi chấm tương ớt. Khi ăn có vị ngọt ngọt, cay cay, mặn mặn, béo béo, giòn giòn rất riêng.

Ngồi lúi húi đóng từng túi 0,5kg để kịp giao những đơn hàng cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết kéo dài, chị Nguyễn Bé Sáu – trú tại đường Cao Thắng, P. Bình Khánh (TP Long Xuyên, An Giang) cho biết, mỗi ngày nhà chị đi bắt và thu mua của bà con về chỉ làm được 4kg khô nhái nhưng khách đặt hàng lên đến cả tạ mỗi ngày. Vì vậy, gia đình chị không có hàng để giao cho khách.

Khô nhái "vũ nữ chân dài" thành phẩm.

Khô nhái "vũ nữ chân dài" thành phẩm.

“Giờ là mùa khô, nắng nhiều nên nhái có ít trong khi nhu cầu lại tăng đột biến, cao hơn cùng thời điểm năm ngoái 100.000 đồng/kg”, chị Sáu cho hay.

Theo chị Sáu, nhái cơm (nhái đồng) là loài động vật hoang dã thường sống thành đàn và xuất hiện quanh năm trên đồng ruộng hoặc chân núi, nhiều nhất vào mùa mưa từ tháng 6-9 hàng năm.

Khô nhái ngon phải được ướp với ớt, tiêu, muối và các gia vị khác cho thấm đều trước khi mang phơi. Trung bình cứ 4kg nhái tươi mới phơi được 1kg nhái khô thành phẩm.

Nhái đồng sau khi bắt về được lột da, bỏ đầu, bỏ ruột rồi mang đi tẩm ướp với các loại gia vị và mang phơi khô để bán.

Nhái đồng sau khi bắt về được lột da, bỏ đầu, bỏ ruột rồi mang đi tẩm ướp với các loại gia vị và mang phơi khô để bán.

Về giá khô nhái, chị Sáu cho biết, vào những tháng giữa năm, giá khô nhái rẻ hơn những tháng cuối năm. “Bình thường khô nhái chỉ có giá từ 350-400 nghìn đồng/kg nhưng càng gần Tết nhu cầu mua làm quà biếu và sử dụng trong các bữa nhậu, tiệc càng lớn nên giá tăng lên 450-500 nghìn đồng/kg”.

Năm nay, giá khô nhái được chị Sáu nhận định là tăng cao hơn năm trước nhưng lượng hàng khan hiếm, giá đã lên mức 550-600 nghìn đồng/kg tại An Giang. Ra đến Hà Nội thêm phí vận chuyển khoảng 300 nghìn đồng/kiện hàng 50kg, các tiểu thương bán ra với giá từ 700-800 nghìn đồng/kg.

Tuy nhiên, hiện tại nhiều người đặt nhưng nhà chị không có hàng để bán.

Cứ 4kg nhái tươi mới phơi được 1kg nhái khô.

Cứ 4kg nhái tươi mới phơi được 1kg nhái khô.

“Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lệnh giãn cách xã hội được áp dụng vào đúng 2 tháng mùa mưa tháng 7-8. Đây là 2 tháng mà lượng nhái được thu hoạch nhiều nhất trong năm nhưng ít người đi bắt nên giờ không có hàng để bán”, chị Sáu nói.

Cũng bán đặc sản khô nhái tại Mỹ Long (TP Long Xuyên, An Giang), chị Nguyễn Thị Tuyền cho biết, trước đây, khô nhái chỉ là món ăn dân dã của những người miền sông nước. Dần dần, nhiều người yêu thích nên đặt mua về ăn hoặc biếu, khô nhái có mặt nhiều hơn ở các nhà hàng, quán nhậu.

Nhái khô hiện đang được bán với giá từ 550-800 nghìn đồng/kg.

Nhái khô hiện đang được bán với giá từ 550-800 nghìn đồng/kg.

“Thông thường nhà tôi sẽ thu mua nhái của bà con đi bắt về rồi ướp và mang phơi dưới nắng khoảng 8-10 tiếng là có thể xuất xưởng. Nhái có thể để được từ 3-6 tháng, càng phơi khô càng để được lâu. Giá nhái hiện tại là 600 nghìn đồng/kg nhưng khan hàng lắm”, chị Tuyền chia sẻ.

Khô nhái ngon nhất là chiên, người ăn có thể nhai cả xương và thịt, vừa thơm ngon, ngọt dịu, vừa cay cay, mằn mặn, béo, giòn, mùi vị rất đặc trưng. Vì thế khô nhái được đặt mua rất nhiều để làm món “lai rai” hấp dẫn không chỉ cho cánh đàn ông mà còn cho cả chị em phụ nữ dịp Tết Nguyên đán này.

Người dân Hương Sơn vào mùa “hái lộc” Tết, giá bán cả chục triệu đồng

Thông thường, việc thu hoạch lộc thường bắt đầu từ tháng 1 và rộ nhất vào tháng 2 âm lịch. Mỗi cặp lộc tuỳ thuộc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN