Đặc sản Cao Bằng hút khách dịp Tết, ngày làm cả tấn vẫn không đủ bán

Sự kiện: Vui xuân Quý Mão

Là loại đặc sản được chế biến từ gạo tẻ kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên như ngô, lá chùm ngây, hoa đậu biếc, lá cẩm, gấc… tạo thành sản phẩm “bảy sắc cầu vồng” hút khách.

Được coi là loại bún ngon nổi tiếng khắp cả nước, cứ đến dịp cận Tết, nhiều người lại tìm mua bằng được bún khô ngũ sắc Cao Bằng để chế biến hoặc làm quà biếu Tết. Đây cũng là dịp các cơ sở sản xuất loại bún này tất bật ngày đêm để kịp trả hàng cho khách.

Những ngày này, đến xóm Hồng Quang, xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng (Cao Bằng), bất kỳ ai cũng phải ngỡ ngàng trước hình ảnh rực rỡ sắc màu của hàng nghìn sào bún phơi dưới nắng. Hàng loạt cơ sở sản xuất bún ngũ sắc cũng nhộn nhịp người ra vào, mang hàng tấn bún đi phân phối ở khắp các tỉnh thành, phục vụ nhu cầu tiêu dùng Tết.

Chị Tô Ái Thương, chủ một cơ sở sản xuất bún cho biết, gia đình chị làm bún ngũ sắc ở Cao Bằng được khoảng hơn 10 năm nay. (Ảnh: Bếp của Mế).

Chị Tô Ái Thương, chủ một cơ sở sản xuất bún cho biết, gia đình chị làm bún ngũ sắc ở Cao Bằng được khoảng hơn 10 năm nay. (Ảnh: Bếp của Mế).

Thông thường, mỗi ngày, nhà chị làm khoảng 7 tạ bún nhưng vào dịp rằm tháng 7 hay gần Tết Nguyên đán, lượng bún làm ra phải từ 1-1,5 tấn mới đủ cung cấp cho khách hàng.

Thông thường, mỗi ngày, nhà chị làm khoảng 7 tạ bún nhưng vào dịp rằm tháng 7 hay gần Tết Nguyên đán, lượng bún làm ra phải từ 1-1,5 tấn mới đủ cung cấp cho khách hàng.

Chị Thương cho biết, bún ngũ sắc được làm từ gạo bao thai lùn trồng tại Cao Bằng và dùng các nguyên liệu từ tự nhiên để nhuộm màu cho bún.

Chị Thương cho biết, bún ngũ sắc được làm từ gạo bao thai lùn trồng tại Cao Bằng và dùng các nguyên liệu từ tự nhiên để nhuộm màu cho bún.

“Màu vàng là bún ngô; bún màu tím làm từ lá cẩm tím, khoai lang, gạo lứt; bún đỏ làm từ gấc; bún xanh lá cây nhuộm bằng bột chùm ngây; bún xanh da trời nhuộm bằng hoa đậu biếc…”, chị Thương nói. (Ảnh: Bếp của Mế).

“Màu vàng là bún ngô; bún màu tím làm từ lá cẩm tím, khoai lang, gạo lứt; bún đỏ làm từ gấc; bún xanh lá cây nhuộm bằng bột chùm ngây; bún xanh da trời nhuộm bằng hoa đậu biếc…”, chị Thương nói. (Ảnh: Bếp của Mế).

Theo chị Thương, mỗi một loại bún đòi hỏi các công đoạn làm khác nhau. (Ảnh: Bếp của Mế).

Theo chị Thương, mỗi một loại bún đòi hỏi các công đoạn làm khác nhau. (Ảnh: Bếp của Mế).

Đối với bún cẩm, lấy lá cẩm tím đun lên, lọc lấy nước rồi trộn với gạo ngâm qua đêm. Sau đó đem gạo xát thành bột, trộn thêm nước lá cẩm để tạo màu.

Đối với bún cẩm, lấy lá cẩm tím đun lên, lọc lấy nước rồi trộn với gạo ngâm qua đêm. Sau đó đem gạo xát thành bột, trộn thêm nước lá cẩm để tạo màu.

Loại bún màu vàng được làm bằng ngô, phải chọn ngô tẻ giống địa phương, hạt đều, chắc để khi làm bún vị mới thơm, màu vàng đẹp. Ngô sau khi phơi khô sẽ được đem đi xay nhỏ rồi ngâm qua đêm. Tiếp đó đem ngô xát mịn rồi trộn thêm bột gạo, sau đó cho vào máy trộn, pha thêm nước, đem hỗn hợp này vào máy ép bún để ra sản phẩm bún ngô.

Loại bún màu vàng được làm bằng ngô, phải chọn ngô tẻ giống địa phương, hạt đều, chắc để khi làm bún vị mới thơm, màu vàng đẹp. Ngô sau khi phơi khô sẽ được đem đi xay nhỏ rồi ngâm qua đêm. Tiếp đó đem ngô xát mịn rồi trộn thêm bột gạo, sau đó cho vào máy trộn, pha thêm nước, đem hỗn hợp này vào máy ép bún để ra sản phẩm bún ngô.

Bún sau khi ra từ máy ép được cắt thành từng bó dài từ 70 cm - 80 cm để đem phơi. Đem bún vào lò ủ qua đêm để bún tơi, khi gỡ bún không bị bết dính.

Bún sau khi ra từ máy ép được cắt thành từng bó dài từ 70 cm - 80 cm để đem phơi. Đem bún vào lò ủ qua đêm để bún tơi, khi gỡ bún không bị bết dính.

Sáng hôm sau đem bún ra phơi chỗ râm từ 3 - 5 ngày, chú ý nếu trời nắng to hay nhiều gió thì dùng bạt để che nếu không bún sẽ giòn, dễ vỡ vụn khi vận chuyển xa. (Ảnh: Bếp của Mế).

Sáng hôm sau đem bún ra phơi chỗ râm từ 3 - 5 ngày, chú ý nếu trời nắng to hay nhiều gió thì dùng bạt để che nếu không bún sẽ giòn, dễ vỡ vụn khi vận chuyển xa. (Ảnh: Bếp của Mế).

Bún phơi khoảng 3 - 5 ngày sẽ khô và chuyển sang công đoạn đóng gói, phân phối sản phẩm. (Ảnh: Bếp của Mế).

Bún phơi khoảng 3 - 5 ngày sẽ khô và chuyển sang công đoạn đóng gói, phân phối sản phẩm. (Ảnh: Bếp của Mế).

Với giá bán tại nhà từ 20-30 nghìn đồng/kg, trung bình mỗi ngày cơ sở sản xuất bún ngũ sắc nhà chị Thương làm khoảng 7 tạ bún để cung cấp cho khách hàng. (Ảnh: Bếp của Mế).

Với giá bán tại nhà từ 20-30 nghìn đồng/kg, trung bình mỗi ngày cơ sở sản xuất bún ngũ sắc nhà chị Thương làm khoảng 7 tạ bún để cung cấp cho khách hàng. (Ảnh: Bếp của Mế).

Riêng dịp Tết, nhà chị phải thuê thêm 4 nhân công và tăng số lượng bún lên gấp đôi mới đủ bán. (Ảnh: Bếp của Mế).

Riêng dịp Tết, nhà chị phải thuê thêm 4 nhân công và tăng số lượng bún lên gấp đôi mới đủ bán. (Ảnh: Bếp của Mế).

Trên thị trường, bún ngũ sắc Cao Bằng được bán với giá từ 50-70 nghìn đồng/kg và được rất nhiều người yêu thích bởi màu sắc đẹp, sợi dai và hương vị thơm ngon. (Ảnh: Bếp của Mế).

Trên thị trường, bún ngũ sắc Cao Bằng được bán với giá từ 50-70 nghìn đồng/kg và được rất nhiều người yêu thích bởi màu sắc đẹp, sợi dai và hương vị thơm ngon. (Ảnh: Bếp của Mế).

Vì bún được nhuộm bằng nguyên liệu tự nhiên cùng với bí quyết lâu năm của người dân địa phương nên đặc sản bún khô ngũ sắc khi nấu lên sợi vừa dai, vừa mềm, mang hương vị đặc trưng của lá cẩm, gạo lứt, hương thơm của gấc, của ngô...

Vì bún được nhuộm bằng nguyên liệu tự nhiên cùng với bí quyết lâu năm của người dân địa phương nên đặc sản bún khô ngũ sắc khi nấu lên sợi vừa dai, vừa mềm, mang hương vị đặc trưng của lá cẩm, gạo lứt, hương thơm của gấc, của ngô...

Nguồn: [Link nguồn]

Gà “thái giám” giá hàng triệu đồng/kg, nhà giàu săn lùng làm quà biếu Tết

Những con gà này được lựa chọn từ trong trứng rồi tiến hành “thiến cung” khi còn nhỏ và bán với giá từ 300-400 nghìn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN